Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim

Câu hỏi số 396862:
Vận dụng cao

Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.

                                                                                                           (Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)

Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về

(Sang thu – Hữu Thỉnh – Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục 2006)

Phương pháp giải

phân tích, tổng hợp

Giải chi tiết

* Yêu cầu về hình thức

- Bài văn có đủ bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu vấn đề; Thân bài giải quyết vấn đề; Kết bài kết thúc vấn đề.

- Học sinh vận dung các phép lập luận linh hoạt để triển khai bài văn.

- Không mắc lỗi chính tả, diễn đạt.

* Yêu cầu về nội dung

1. Giới thiệu chung

- Giới thiệu chung về hai tác giả và hai đoạn thơ

2. Phân tích, cảm nhận

2.1 Mùa xuân nho nhỏ

- Bài thơ được mở ra bằng khung cảnh thiên nhiên tươi sáng và tràn đầy sức sống:

“Mọc giữa dòng sông xanh

Hót chi mà vang trời”

+ Cấu trúc đảo ngữ ở câu thơ 1, 2 gợi sức sống mạnh mẽ đến bất ngờ, khiến bông hoa như có cội rễ, tràn đầy sức xuân, sắc xuân.

+ Các hình ảnh “dòng sông” “bông hoa” “bầu trời” “chim chiền chiện” thật bình dị và gợi cảm, đã tái hiện một không gian cao rộng của mùa xuân với những hình ảnh đặc trưng của xứ Huế.

+ Màu sắc: “sông xanh” “hoa tím biếc” rất hài hòa, tươi sáng. Dòng sông xanh đã trở thành cái nền cho sắc tím của hoa, làm nổi bật vẻ đẹp sống động của mùa xuân.

+ Âm thanh: tiếng chim chiền chiện: là tín hiệu của một buổi sớm mùa xuân trong trẻo, mát lành; gợi không gian cao rộng của bầu trời tươi sáng, ấm áp; gợi liên tưởng đến những không gian đầy ắp màu xanh của một khu vườn quê với những vòm cây xanh mát hay một cánh đồng rộng lớn, bình yên.

=> Chỉ bằng vài nét phác, tác giả đã vẽ ra được khung cảnh mùa xuân tuyệt đẹp, đủ đầy hình ảnh, âm thanh, màu sắc, ứ đầy sức sống và đậm đà nét Huế.

2.2. Sang thu

- Cảm giác bất chợt đến với nhà thơ, chỉ với một từ “bỗng” mở đầu bài thơ đã khiến ta cảm nhận thu đến thật bất ngờ, đột ngột, không hẹn trước.

- Tín hiệu đầu tiên để tác giả nhận ra mùa thu thật độc đáo: không phải từ bầu trời xanh, từ hương cốm mới hay lá vàng rơi mà từ hương ổi thứ hương thơm dân dã, muộc mạc, đặc trưng của các làng quê Bắc Bộ lúc cuối hạ đầu thu.

- Trong “gió se” gió thu se lạnh hơi khô, thứ hương thơm ấy càng như sánh lại, luồn vào trong gió. Cách sử dụng động từ mạnh “phả” chứ không phải lan, tỏa, bay trong gió, được gió đưa đi, đánh thức cả một không gian làng quê yên bình.

- Cùng với hương ổi, gió se, tín hiệu sang thu còn là sương thu lãng đãng: “sương chùng chình qua ngõ”. Những hạt sương thu ươn ướt mềm mại giăng màn qua ngõ. Mùa thu lại về, mùa thu mang theo hương quê và sương mờ ướt lạnh. Sương được nhân hóa qua từ láy “chùng chình” đầy tâm trạng, chùng chình như chờ đợi điều gì đây? “Chùng chình” còn gợi màn sương li ti giăng mắc nơi đường thôn ngõ xóm. Phép nhân hóa còn khiến ta cảm nhận màn sương như dùng dằng, như cố ý chậm lại, nửa sang thu nửa còn như luyến tiếc mùa hạ. “Ngõ” ở đây vừa là ngõ thực, vừa có thể là cửa ngõ sang mùa.

- Ta thấy tác giả đã huy động mọi giác quan (khứu giác, xúc giác, thị giác) để cảm nhận những tín hiệu báo thu sang nhưng nó rất mơ hồ, mờ ảo, nhẹ nhàng nên nhà thơ vẫn băn khoăn tự hỏi: “Hình như thu đã về?”. Tình thái từ “hình như” với câu hỏi tu từ khiến ta cảm nhận tâm trạng hoài nghi, cái giật mình bối rối của nhà thơ.

=> Khổ 1 bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh đã diễn tả cảm xúc ngỡ ngàng, bâng khuâng của tác giả khi đón nhận sứ giả đầu tiên của mùa thu.

2.3 Nhận xét

- Cả hai bài thơ đều là cảm xúc, rung động tinh tế của tác giả về khoảnh khắc giao mùa.

- Cả hai bài sử dụng thể thơ ngũ ngôn, giàu nhịp điệu

- Tuy có những điểm giống song vẫn có điểm khác biệt giữa hai bài thơ:

+ Bài Mùa xuân nho nhỏ: miêu tả khoảnh khắc xuân sang, khung cảnh đặc trưng xứ Huế. Hơn nữa tác phẩm viết vào thời gian trước khi tác giả qua đời nên nó còn thể hiện tình yêu tha thiết với cuộc sống của ông.

+ Bài Sang thu lại là khoảnh khắc thu sang, mang dấu hiệu đặc trưng của thiên nhiên đồng bằng Bắc Bộ. Thể hiện sự nhạy cảm, tinh tế của tác giả

3. Tổng kết

Câu hỏi:396862

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com