Ngày xuân con én đưa thoi, Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi. Cỏ non xanh tận chân
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Thanh minh trong tiết tháng ba,
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh.
Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
(Truyện Kiều – Nguyễn Du, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục, 2020, tr. 84 - 85)
Phân tích đoạn thơ trên và nhận xét ngắn gọn về nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Du.
phân tích, tổng hợp
* Yêu cầu về hình thức
- Bài văn có đủ bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu vấn đề; Thân bài giải quyết vấn đề; Kết bài kết thúc vấn đề.
- Học sinh vận dung các phép lập luận linh hoạt để triển khai bài văn.
- Không mắc lỗi chính tả, diễn đạt.
* Yêu cầu về nội dung
1. Giới thiệu chung
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn trích Cảnh ngày xuân.
- Giới thiệu nội dung khổ thơ cần phân tích: khung cảnh mùa xuân và lễ hội ngày xuân.
2. Phân tích, cảm nhận
a. 4 câu đầu: Khung cảnh ngày xuân.
- Bốn câu đầu của đoạn trích đã mở ra một khung cảnh thiên nhiên mùa xuân thật tươi đẹp, trong trẻo.
- Câu thơ: “Ngày xuân con én đưa thoi” vừa tả cảnh mùa xuân, những cánh én vẫn rộn ràng bay lượn trên bầu trời trong sáng, vừa ngụ ý chỉ thời gian trôi rất nhanh. Thiều quang - ánh sáng tươi đẹp đã bước sang tháng thứ ba, tháng cuối cùng của mùa xuân.
- Hai câu thơ sau mở ra một bức họa tuyệt đẹp về mùa xuân: “Cỏ non xanh tận chân trời/ Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
+ Thảm cỏ non trải rộng đến chân trời là gam màu nền cho bức tranh xuân. Trên nền màu xanh non ấy điểm thêm sắc trắng của bông hoa lê.
+ Đảo ngữ “trắng” nhấn mạnh vẻ đẹp tinh khôi, thanh khiết. Màu sắc hài hòa đến tuyệt diệu. Tất cả gợi lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân: mới mẻ, khoáng đạt, trong trẻo, nhẹ nhàng, yên bình.
+ Chữ “điểm” làm cho cảnh vật trở nên có hồn, như được tiếp thêm nhựa sống tràn trề chứ không tĩnh tại. Cảnh vật hết sức diệu kì khiến người đọc như muốn hòa mình vào không gian tuyệt vời ấy.
- Nguyễn Du mới tài tình làm sao khi vẽ nên cả bức tranh xuân chỉ với bốn câu thơ, thật đúng là “thi trung hữu họa”!
b. Khung cảnh lễ hội mùa xuân
- Nghệ thuật tiểu đối cùng việc tách từ “lễ hội” ra làm đôi -> giúp Nguyễn Du miêu tả hai hoạt động cùng diễn ra trong ngày hội xuân: lễ tảo mộ và hội đạp thanh.
- Gợi: sự giao hòa:
+ Lễ: là lòng tri ân tổ tiên.
+ Hội: là dịp những người trẻ tuổi đi du xuân, thưởng thức vẻ đẹp của mùa xuân.
- Buổi lễ hội tưng bừng tấp nập:
+ Kết hợp giữa các từ ghép hai âm tiết: “gần xa”, “yến anh”, “chị em”…cùng các từ láy “sắm sửa”, “nô nức”, -> tâm trạng náo nức, tươi vui, sự rộn ràng trong lòng người chơi xuân.
+ Biện pháp ẩn dụ: “nô nức yến anh” :
Một mặt gợi hình ảnh từng đoàn người nhộn nhịp đi chơi xuân.
Mặt khác: gợi những xôn xao trong cuộc chuyện trò, gặp gỡ; sự háo hức, tình tứ của những đôi lứa uyên ương.
=> Nhận xét về nghệ thuật tả cảnh:
- Bút pháp tả cảnh tài tình, vận dụng linh hoạt và có những biến đổi từ thơ cổ Trung Quốc, khiến câu thơ sinh động, hấp dẫn.
- Sử dụng đa dạng các biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ,…
- Sử dụng ngôn từ điêu luyện, kết hợp linh hoạt, hài hòa giữa danh từ, tính từ, động từ vẽ lên một bức tranh lễ hội sinh động, đẹp đẽ.
3. Tổng kết
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com