Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: a, b, c, d: NGƯỜI ĂN XIN Một người ăn xin đã già.
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: a, b, c, d:
NGƯỜI ĂN XIN
Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.
Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay nóng hổi của ông:
– Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.
Ông nhìn tôi chăm chăm đôi môi nở nụ cười:
Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.
(Ngữ văn 9, tập 2, NXBGD Việt Nam 2017, trang 22)
Trả lời cho các câu 421334, 421335, 421336, 421337 dưới đây:
Phương thức biểu đạt chính: tự sự
Đôi mắt/ ông đỏ hoe (CN1.VN1), nước mắt ông/ giàn giụa(CN2.VN2), đôi môi/ tái nhợt(CN3.VN3), áo quần/ tả tơi(CN4.VN4)
Anh thanh niên đã cho ông lão tình yêu thương, sự đồng cảm, sẻ chia đối với cảnh ngộ của người ăn xin.
1. Giới thiệu vấn đề: Văn bản trên gợi lên sự đồng cảm, sẻ chia trong cuộc sống.
2. Giải thích vấn đề
- Đồng cảm, sẻ chia là thấu hiểu và quan tâm đến người khác, biết san sẻ và giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn.
=> Đồng cảm, sẻ chia là cơ sở khẳng định phẩm chất con người và làm cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn.
3. Phân tích, bàn luận vấn đề
- Biểu hiện đồng cảm, sẻ chia:
- Về vật chất: chúng ta có thể quyên góp, ủng hộ bằng nhiều cách để giúp đỡ những người gặp hoạn nạn, khó khăn.
- Về tinh thần: chúng ta biết lắng nghe, mở lòng để thấu hiểu họ, thể hiện tình cảm, sự thấu hiếu đối với những người gặp khó khăn
- Về công sức: có thể góp sức xây dựng nên nơi cư trú hay xây dựng trường học cho những nơi khó khăn,….
=> Đồng cảm, sẻ chia đã trở thành chuẩn mực đạo đức của người Việt Nam.
- Ý nghĩa lòng biết ơn:
+ Đối với người nhận: những người gặp khó khăn sẽ rất vui, họ cảm thấy được an ủi, được quan tâm và chia sẻ
+ Đối với người ủng hộ: những người ủng hộ sẽ được an lòng, cảm thấy nhẹ nhàng, thanh thản và sống tốt hơn.
+ Đồng cảm và chia sẻ đều mang lại lợi ích cho cả hai bên, giúp cho tinh thần của học trở nên thư thái và được yêu thương hơn.
- Phê phán những người có lối sống ích kỉ, vô tâm.
- Bài học nhận thức và hành động:
+ Nhận thức: Đồng cảm, sẻ chia giúp con người thêm sức mạnh để vượt qua những thử thách, những nghịch cảnh của cuộc đời. Đó cũng là một trong những phẩm chất "người", kết tinh giá trị nhân văn cao quý ở con người.
+ Hành động: Phải học cách đồng cảm, sẻ chia và phân biệt đồng cảm, sẻ chia với sự thương hại, ban ơn... Ai cũng có thể đồng cảm, sẻ chia với những người quanh mình với điều kiện và khả năng có thể của mình.
4. Liên hệ bản thân và tổng kết
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com