Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

(1) Cảm ơn hay xin lỗi là một trong những biểu hiện của ứng xử có văn hóa, là hành vi văn

(1) Cảm ơn hay xin lỗi là một trong những biểu hiện của ứng xử có văn hóa, là hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội. Trong ứng xử giữa cộng đồng, khi cảm ơn và xin lỗi được trình bày một cách chân thành, một mặt phản ánh phẩm chất văn hóa của cá nhân, một mặt giúp mọi người dễ cư xử với nhau hơn.

(2) Trong nhiều trường hợp, lời cảm ơn hay lời xin lỗi không chỉ đem niềm vui tới người nhận, chúng còn trực tiếp giải tỏa khúc mắc, gỡ rối các quan hệ, và con người cũng vì thế mà sống vị tha hơn.

(3) Trước đây, trong quan hệ xã hội, việc mọi người cảm ơn và xin lỗi nhau vốn là chuyện bình thường, cảm ơn và xin lỗi trở thành một trong các tiêu chí để định tính tư cách văn hóa của con người. Rồi nhiều năm trở lại đây, lời cảm ơn và xin lỗi như có chiều hướng giảm trong giao tiếp xã hội. Có người cho rằng, nguyên nhân của tình trạng này là do sự lỏng lẻo của chuẩn mực ứng xử, lại có người cho rằng, lối sống công nghiệp làm con người thay đổi, hay do bản tính của một người cụ thể nào đó vốn không quen với hai từ cảm ơn và xin lỗi,... Song thiết nghĩ, vẫn còn một nguyên nhân nữa là lâu nay, như một luật lệ bất thành văn, thường thì chỉ có con cái xin lỗi hay cảm ơn cha mẹ, người ít tuổi xin lỗi hay cảm ơn người lớn tuổi, mà nhiều người lớn tuổi không chú ý tới việc cảm ơn hay xin lỗi khi ứng xử với người khác. Trong giao tiếp xã hội, nhất là trong giao tiếp nơi công cộng, người lớn tuổi hơn ít khi sử dụng lời xin lỗi hoặc cảm ơn cho dù họ nhận được sự giúp đỡ, hay hành vi của họ gây phiền toái cho người khác. Các em nhỏ khi nhận được sự giúp đỡ hay sau khi mắc lỗi thường không ngần ngại nói lời xin lỗi hay cảm ơn, nhưng càng lớn lên thì thói quen này dường như đã mất dần, phải chăng vì các em học nói lời cảm ơn và xin lỗi không chỉ qua bài học giáo dục công dân hoặc qua lời răn dạy của cha mẹ, mà còn học trực tiếp qua ứng xử và việc làm của những người lớn tuổi?

Trả lời cho các câu 421370, 421371, 421372, 421373 dưới đây:

Câu hỏi số 1:
Thông hiểu
Anh/chị hãy cho biết lời “cảm ơn”, “xin lỗi” được sử dụng trong những trường hợp nào?
Câu hỏi:421371
Phương pháp giải
phân tích
Giải chi tiết

Lời “cảm ơn” và “xin lỗi” được sử dụng trong trường hợp:

- Khi nhận được sự giúp đỡ của ai đó.

- Khi hành động của mình gây ra phiền toái cho ai đó.

- Khi mắc lỗi với ai đó.

Câu hỏi số 2:
Thông hiểu
Theo tác giả bài viết “. Trong ứng xử giữa cộng đồng, khi cảm ơn và xin lỗi được trình bày một cách chân thành, một mặt phản ánh phẩm chất văn hóa của cá nhân, một mặt giúp mọi người dễ cư xử với nhau hơn”, nhưng trong nhiều trường hợp, lời “cảm ơn” “xin lỗi” còn có tác dụng nào khác?
Câu hỏi:421372
Phương pháp giải
căn cứ bài đọc hiểu
Giải chi tiết

Theo tác giả bài viết, “Trong ứng xử giữ cộng đồng, khi cảm ơn và xin lỗi được trình bày một cách chân thành, một mặt phản ánh phẩm chất văn hóa của cá nhân, một mặt giúp mọi người dễ cư xử với nhau hơn”, nhưng trong nhiều trường hợp, lời cảm ơn, xin lỗi còn có tác dụng:

- Đem đến niềm vui tới người nhận.

- Giải tỏa khúc múc, gỡ rối các quan hệ.

- Con người sống vị tha hơn.

Câu hỏi số 3:
Nhận biết
Ở đoạn văn (3), tác giả bài viết chỉ ra những nguyên nhân nào làm cho “lời cảm ơn và xin lỗi như có chiều hướng giảm trong giao tiếp xã hội”?
Câu hỏi:421373
Phương pháp giải
căn cứ bài đọc hiểu
Giải chi tiết

Nguyên nhân làm cho “lời cảm ơn và xin lỗi như có chiều hướng giảm trong giao tiếp xã hội”:

- Sự lỏng lẻo của chuẩn mực ứng xử.

- Lối sống công nghiệp làm con người thay đổi.

- Bản tính của một người cụ thể nào đó vốn không quen với hai từ cảm ơn và xin lỗi.

- Người lớn tuổi không chú ý tới việc cảm ơn hay xin lỗi khi ứng xử với người khác.

Câu hỏi số 4:
Thông hiểu
Anh/chị có đồng ý với ý kiến: “Cảm ơn hay xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa” không? Vì sao?
Câu hỏi:421374
Phương pháp giải
phân tích
Giải chi tiết

HS nêu quan điểm cá nhân của mình và lí giải phù hợp với các chuẩn mực đạo đức, pháp luật.

Gợi ý: Đồng tình. Vì:

- Nói cảm ơn hay xin lỗi cho thấy bạn là người có văn hóa, khi làm sai biết chân thành xin lỗi để sửa đổi, khi nhận được sự giúp đỡ biết nói lời cảm ơn để tỏ lòng biết ơn, kính trọng.

- Nói cảm ơn hay xin lỗi thể hiện việc bạn quan tâm đến cảm xúc của người đối diện.

- Người biết nói lời cảm ơn hay xin lỗi sẽ nhận được sự tôn trọng và yêu quý của mọi người.

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com