Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Phân tích đoạn thơ sau: Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật, bom rung kính vỡ

Câu hỏi số 421376:
Vận dụng cao

Phân tích đoạn thơ sau:

Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi

Ung dung buồng lái ta ngồi,

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.


Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa, như ùa vào buồng lái

(Trích Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phạm Tiến Duật, Ngữ Văn 9, Tập 1, Nxb Giáo Dục Việt Nam

Câu hỏi:421376
Phương pháp giải

phân tích, tổng hợp

Giải chi tiết

1. Giới thiệu chung

Tác giả:      

- Là nhà thơ khoác áo lính và là một gương mặt tiêu biểu cho thế hệ thơ trẻ kháng chiến chống Mĩ.

- Hình tượng trung tâm trong thơ ông là người lính và cô thanh niên xung phong.

- Nghệ thuật: giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc.

Tác phẩm:

- Viết năm 1969, được in trong “Vầng trăng quầng lửa”.

2. Phân tích

* Khổ 1: Tác giả đã lí giải nguyên nhân khiến những chiếc xe không kính và nêu bật tư thế của những người lính trên chiếc xe ấy.

- Hai câu thơ đầu đã nêu lên nguyên nhân những chiếc xe trở nên mất kính.

+ Câu thơ đầu tiên dài như một như một lời phân trần để dẫn vào câu thơ thứ hai với điệp từ “không”, điệp từ “bom”, kết hợp với động từ mạnh “giật”, “rung”. Qua đó, tác giả đã lí giải nguyên nhân những chiếc xe không kính là do bom đạn tàn phá. Như vậy, qua hình ảnh những chiếc xe không kính, tác giả đã gián tiếp tố cáo sự khốc liệt của chiến tranh.

-  Hai câu thơ sau, tác giả đã tạo ấn tượng mạnh khi nêu bật tư thế hiên ngang, chủ động, tự tin của người lính khi ngồi trên những chiếc xe không kính đó

“Ung dung buồng lái ta ngồi

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”

+ Từ láy “ung dung” được đảo lên đầu câu, kết hợp với đại từ nhân xưng đầy tự hào “ta” đã làm nổi bật tư thế ấy.

+ Nhịp thơ 2/2/2 đều đặn, điệp từ “nhìn” lặp lại ba lần. Đặc biệt cái nhìn thẳng, đó là cái nhìn bất khuất, trang nghiêm đối mặt với gian khổ, hi sinh mà không hề run sợ, né tránh.

=>Vượt lên trên cái gian khổ của chiến tranh, tư thế của người lính mới thật đàng hoàng, vững chãi.

* Khổ 2 diễn tả cảm giác cụ thể của người lính khi ngồi trên những chiếc xe không còn kính chắn gió:

-  Điệp từ “nhìn thấy” kết hợp với những hình ảnh như: “gió vào xoa mắt đắng”, “con đường chạy thẳng vào tim”, “đột ngột cánh chim” đã thể hiện tốc độ nhanh của chiếc xe và sự tập trung cao độ của người lính.

- Không có kính cũng khiến người lính phải trực tiếp tiếp xúc với muôn vàn khó khăn, bất cứ vật cản nào cũng có thể “sa”, “ùa” vào buồng lái. Tuy nhiên, với giọng thơ ngang tàng, trẻ trung, người lính dường như bất chấp mọi khó khăn gian khổ. Không những vậy, vì không có kính nên người chiến sĩ đã có cơ hội gần gũi với thiên nhiên, tận hưởng vẻ đẹp của cảnh vật qua ô cửa kính vỡ.

=> Phải có một tinh thần lạc quan, yêu đời, coi thường hiểm nguy mới có thể biến cái hiện thực đầy khó khăn thành những phút thi vị đẹp đến như vậy.

3. Tổng kết

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com