Phân tích đoạn trích sai, trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (Truyện Kiều) – Nguyễn Du Tưởng
Phân tích đoạn trích sai, trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (Truyện Kiều) – Nguyễn Du
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trong mai chờ
Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai
Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm
(Nguyễn Du, Truyện Kiều, Ngữ văn 9, tập 1, NXBGD 2010, tr.94)
Liên hệ hai câu thơ đặc tả vẻ đẹp Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều và nhận xét ngắn gọn tư tưởng nhân đạo của tác giả.
Quảng cáo
phân tích, cảm nhận, tổng hợp
1. Giới thiệu chung
- Tác giả: Nguyễn Du (1765 – 1820), quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông là một nhà thơ vĩ đại của nền văn học Việt Nam.
- Truyện Kiều là một kiệt tác của nền văn học Việt Nam, tác phẩm còn có tên gọi khác là “Đoạn trường tân thanh”, được viết dựa trên cốt truyện của “Kim Vân Kiều truyện” nhưng sự sáng tạo về nội dung và nghệ thuật là rất lớn. Tác phẩm thấm nhuần tinh thần nhận đạo cao dẹp và có giá trị tố cáo hiện thực sâu sắc.
- Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” trích trong phần hai: Gia biến và lưu lạc. Nổi bật trong đoạn trích là 8 câu thơ nói về nỗi nhớ thương Kim Trọng và cha mẹ của Thúy Kiều.
2. Phân tích, cảm nhận
Phân tích 8 câu thơ và liên hệ 2 câu thơ về vẻ đẹp Thúy Kiều để thấy được những đặc sắc nội dung và nghệ thuật:
a. Nỗi nhớ của Kiều đối với Kim Trọng
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
- Chữ “tưởng”: hồi tưởng, nhớ lại
- Nhớ lại đêm thề nguyền dưới trăng: “chén đồng” – chén rượu thề nguyền, đồng lòng, đồng dạ mà Thúy Kiều và Kim Trọng đã uống dưới ánh trăng.
- Nhớ về Kim Trọng nên đau đớn hình dung ở Liêu Dương cách trở, xa xôi, chàng không hề hay biết Kiều đã bán mình chuộc cha mà vẫn đang mong chờ tin tức và Kiều cảm thấy có lỗi:
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
+ Động từ “gột rửa”: diễn tả tấm lòng thủy chung, mối tình đầu đẹp đẽ không thể gột rửa được.
⇒ Nỗi nhớ người yêu da diết, khắc khoải trong lòng người thiếu nữ trong cảnh chia xa.
b. Nỗi nhớ cha mẹ
- Nếu nhớ đến Kim Trọng, Kiều “tưởng” thì nhớ đến cha mẹ nàng lại “xót”.
- Kiều xót khi cha mẹ già yếu mà ngày ngày vẫn tựa cửa ngóng tin con.
- Thành ngữ “Quạt nồng ấp lạnh” và điển tích “Sân Lai”: nói lên tấm lòng hiếu thảo của Kiều.
- Nhớ về cha mẹ, Kiều tưởng tượng ra cảnh giờ đây quê nhà đã đổi thay, cha mẹ không ai chăm sóc, đỡ đần lúc về già.
- Cụm từ “cách mấy nắng mưa”: vừa nói về thời gian xa cách qua bao mùa mưa nắng vừa nói lên sự tàn phá của tự nhiên, của nắng mưa đối với con người và cảnh vật.
- Nhớ về cha mẹ, Kiều luôn nhớ đến công ơn sinh thành, dưỡng dục “Nhớ ơn chín chữ cao sâu”.
⇒ Kiều là một con người hiếu thảo, thủy chung, vị tha, luôn nghĩ cho người khác trước khi nghĩ cho mình.
- Lí giải: Kiều nhớ đến người yêu trước và nhớ cha mẹ sau:
+ Khi đặt chung giữa hai chữ tình và hiếu, Kiều đã tạm yên với chữ hiếu bởi khi bán mình chuộc cha, Kiều đã phần nào đền đáp được công ơn sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ. Còn với Kim Trọng, trước khi về Liêu Dương chịu tang chú, chàng đã kỳ vọng rất nhiều vào Kiều. Nhưng giờ đây, Kiều đã đi xa, không biết tới ngày về để tương phùng chuyện đôi lứa, nàng chưa trọn vẹn chữ tình với chàng Kim.
+ Tình yêu đầu đời của chàng Kim là mối tình mãnh liệt, luôn đau đáu trong lòng Kiều. Còn tình cảm gia đình là tình cảm bền vững, lắng sâu. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật tâm lí.
⇒ Thể hiện sự tinh tế trong ngòi bút miêu tả tâm lí của Nguyễn Du. Kiều hiện lên là một người con gái thủy chung, nhân hậu, hiếu thảo và đầy nghĩa tình.
c. Hai câu thơ đặc tả vẻ đẹp Thúy Kiều
Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
- Liên hệ: Thúy Kiều không những đẹp về cả tài lẫn sắc mà nàng còn tuyệt vời bởi vẻ đẹp tâm hồn. Có thể nói, Kiều là một cô gái hoàn hảo cả về sắc đẹp, tài năng lẫn tâm hồn.
- Người con gái như nàng hơn ai hết xứng đáng có cuộc sống hạnh phúc, êm đềm nhưng lại phải gánh chịu những đau thương bất hạnh. Đây chính là bản án tố cáo gay gắt mà Nguyễn Du dành cho thời đại phong kiến lúc bấy giờ.
- Nhận xét về tư tưởng của Nguyễn Du: Đoạn trích cũng như toàn bộ tác phẩm thấm đẫm tinh thần nhân đạo. Tác giả không chỉ ngợi ca vẻ đẹp của nhân vật mà còn bày tỏ sự thương cảm cho số phận của nhân vật.
3. Tổng kết vấn đề
Tổng kết về nội dung và nghệ thuật:
- Nội dung: Đoạn trích thể hiện nỗi nhớ người yêu, nhớ cha mẹ và sự lo lắng cho số phận lênh đênh của Kiều. Tấm lòng ca ngợi, trân trọng vẻ đẹp phẩm chất của con người, đặc biệt là người phụ nữ
⇒ Đây là biểu hiện cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du trong Truyện Kiều.
- Nghệ thuật: ngôn ngữ độc thoại nội tâm, hình ảnh, từ ngữ tinh tế, tả cảnh ngụ tình.
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com