Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\) có đồ thị như hình bên. Số nghiệm của phương trình \(f\left( {2\sin 2x} \right) + 2 = 0\) trong \(\left[ {0;\dfrac{{3\pi }}{2}} \right]\) là:

Câu 422218: Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\) có đồ thị như hình bên. Số nghiệm của phương trình \(f\left( {2\sin 2x} \right) + 2 = 0\) trong \(\left[ {0;\dfrac{{3\pi }}{2}} \right]\) là:


A. 6

B. 3

C. 4

D. 5

Câu hỏi : 422218
Phương pháp giải:

- Đặt \(t = 2\sin 2x\), tìm khoảng giá trị của \(t\) ứng với \(x \in \left[ {0;\frac{{3\pi }}{2}} \right]\).


- Đưa phương trình về dạng \(f\left( t \right) = m\), dựa vào đồ thị hàm số xác định số nghiệm của phương trình.


- Vẽ đồ thị hàm số \(t = 2\sin 2x\) trên \(\left[ {0;\frac{{3\pi }}{2}} \right]\), xét xem ứng với mỗi giá trị của \(t\) có bao nhiêu nghiệm \(x\) thỏa mãn.

  • Đáp án : A
    (7) bình luận (0) lời giải

    Giải chi tiết:

    Đặt \(t = 2\sin 2x\).

    Ta có đồ thị hàm số \(t = 2\sin 2x\) trên \(\left[ {0;\frac{{3\pi }}{2}} \right]\) như sau:

    Dựa vào đồ thị hàm số ta thấy với \(x \in \left[ {0;\frac{{3\pi }}{2}} \right]\) thì \(t \in \left[ { - 2;2} \right]\). Khi đó phương trình trở thành: \(f\left( t \right) =  - 2\).

    Dựa vào đồ thị hàm số \(y = f\left( x \right)\) ta có: \(f\left( t \right) =  - 2 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}t = {t_1} \in \left( { - 3; - 2} \right)\,\,\,\left( {ktm} \right)\\t = {t_2} \in \left( { - 2; - 1} \right)\,\,\,\left( {tm} \right)\\t = {t_3} \in \left( {1;2} \right)\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( {tm} \right)\\t = {t_4} \in \left( {2;3} \right)\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( {ktm} \right)\end{array} \right.\).

    Số nghiệm của phương trình \(t = {t_2}\,\,\,\left( {t = {t_3}} \right) = 2\sin 2x\) là số giao điểm của đồ thị hàm số \(t = 2\sin 2x\) và đường thẳng \(y = {t_2}\,\,\left( {y = {t_3}} \right)\) song song với trục \(Ox\).

    Dựa vào đồ thị hàm số ta thấy:

    + Phương trình \(t = {t_2}\) có 2 nghiệm phân biệt.

    + Phương trình \(t = {t_3}\) có 4 nghiệm phân biệt.

    Vậy phương trình ban đầu có tất cả 6 nghiệm thỏa mãn.

    Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay
Xem bình luận

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com