Đọc đoạn trích sau: [..] Nó... Nó vào làng Chợ Dầu hở bác? Thế ta giết được bao nhiêu
Đọc đoạn trích sau:
[..] Nó... Nó vào làng Chợ Dầu hở bác? Thế ta giết được bao nhiêu thằng? Người đàn bà ẵm con cong môi lên đỏng đảnh:
- Có giết được thằng nào đâu. Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây còn giết gì nữa!
Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi:
- Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại...
- Thì chúng tôi vừa ở dưới ấy lên đây mà lại. Việt gian từ thằng chủ tịch mà đi cơ ông ạ. Tây vào làng, chúng nó bảo nhau vác cờ thần ra hoan hô. Thằng chánh Bệu thì khuân cả tủ chè, đỉnh đồng, vải vóc lên xe cam-nhông, đưa vợ con lên vị trí với giặc ở ngoài tỉnh mà lại.
Có người hỏi:
- Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?...
- Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!...
(Làng - Kim Lân, Ngữ văn 9, Tập 1, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2013, tr. 165)
Cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân qua tình huống nghệ thuật trên.
phân tích, tổng hợp
1. Giới thiệu chung
2. Phân tích, cảm nhận
- Giới thiệu khái quát về hoàn cảnh của ông Hai phải đi tản cư.
- Tình huống truyện: ông Hai nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.
=> Đây là tình huống truyện vô cùng đặc sắc, đặt nhân vật vào thử thách từ đó làm bật lên tinh thần yêu làng, yêu nước, yêu cách mạng của ông Hai.
* Lúc mới nghe tin, ông ngạc nhiên đến bàng hoàng, sững sờ:
- Đúng lúc ông Hai đang phấn khởi trước những tin tức thời sự thì nghe những người tản cư bàn về làng Chợ Dầu. Ông quay phắt lại hỏi: “ta giết được bao nhiêu thằng?” -> Câu hỏi cho thấy niềm tin vững chắc vào tinh thần cách mạng của làng mình.
- Vì thế, tin làng theo giặc khiến ông chết lặng vì đau đớn, tủi thẹn:
+ Cổ nghẹn đắng.
+ Da mặt tê rân rân.
+ Giọng lạc hẳn đi.
+ Lặng đi như không thở được…
- Trong nỗi đau đớn đến cùng cực, ông vẫn còn mang trong mình một chút hi vọng “Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lai…”
- Nhưng câu khẳng định phía sau của người đàn bà đã làm ông dường như hoàn toàn sụp đổ. Lời khẳng định chắc nịch đó nhưng con dao cứa sâu vào tâm can ông, khiến ông đau đớn đến nghẹt thở.
-> Đau đớn đến mức như không điều khiển được thân thể của chính mình.
=> Tác giả đã miêu tả rất tinh tế tâm trạng bàng hoàng, sửng sốt, uất ức, đau đớn, tủi hổ của nhân vật. Niềm tự hào về làng Dầu bấy lâu bỗng sụp đổ
- Từ giây phút đó, ông chìm vào tâm trạng hoang mang, đau khổ, sợ hãi: Ông lảng ra chỗ khác rồi về thẳng nhà, nằm vật ra giường chứ không chạy sang hàng xóm khoe làng như thường lệ. Ông lo lắng, xót xa, trằn trọc cả đêm.
- Cái tin ấy còn khiến ông day dứt, giằng xé dữ dội: Vì ông vừa yêu làng, vừa yêu nước, ông buộc phải lựa chọn giữa hai tình cảm ấy
=> Miêu tả diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, Kim Lân đã phản ánh những nét đẹp mới trong tâm hồn người nông dân sau cách mạng. Cùng với tình yêu làng tha thiết họ còn tràn đầy tình yêu đất nước và nhiệt tình cách mạng.
3. Tổng kết
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com