Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng, Ra đậu dặm xa dò bụng
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
Cá nhụ cá chim cùng cá đé,
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,
Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé,
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.
(Trích Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận, Ngữ văn 9, tập một, NXB giáo dục, tr.140)
Trình bày cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên và lao động của con người trong đoạn thơ trên. Từ đó nhận xét về vẻ đẹp thơ Huy Cận sau Cách mạng tháng Tám.
phân tích, tổng hợp
1. Giới thiệu chung
- Huy Cận là nhà thơ nổi tiếng trong phong trào Thơ mới. Sau cách mạng thơ Huy Cận tràn đầy niềm vui, niềm tin yêu cuộc sống mới.
- Một trong những bài thơ được nhiều người yêu thích nhất là bài “Đoàn thuyền đánh cá” được viết năm 1958 tại vùng biển Quảng Ninh. Với bút pháp lãng mạn kết hợp hiện thực và nhiều hình ảnh kì vĩ, tráng lệ, bài thơ đã ca ngợi thiên nhiên vũ trụ và con người lao động trong cuộc sống mới ở miền Bắc thời kỳ xây dụng chủ nghĩa xã hội.
- Khổ thơ 3 và 4 của bài là những khổ thơ tiêu biểu nói về vẻ đẹp của con người và thiên nhiên khi đang đánh cá trên biển.
2. Phân tích, cảm nhận
Phân tích khổ 3 và 4 để thấy vẻ đẹp của thiên nhiên và con người
a. Người dân ra khơi với tư thế tầm vóc lớn lao
- Nghệ thuật phóng đại “Lướt giữa mây cao với biển bằng” - con thuyền đánh cá vốn nhỏ bé giờ đây qua cái nhìn của tác giả đã sánh ngang tầm vũ trụ.
- Nghệ thuật ẩn dụ “lái gió buồm trăng”: thiên nhiên hòa hợp, cùng con người lao động.
=> Các biện pháp nghệ thuật trên làm nổi bật tầm vóc của con người và đoàn thuyền.
- Không khí lao động đang trở nên hứng khởi “Ra đậu dặm xa dò bụng biển” - mặc đêm tối, mặc gió khơi người dân chài vẫn ra khơi dò lồng cá trong lòng biển.
- “Dàn đan thế trận” - cuộc sống đánh cá của người dân chài như một trận chiến đấu ác liệt.
=> Sự kết hợp giữa hiện thực (đoàn thuyền) với chất lãng mạn (thuyền lái gió, trăng treo trên cánh buồm) tạo nên những vần thơ đẹp và sâu sắc.
b. Cảnh biển đẹp trong đêm
- Nhà thơ đã liệt kê những loài cá quý của biển: cá nhụ, cá chim, cá đé cho thấy sự phong phú và quý giá của biển.
- Nhân hóa “Cái đuôi e quẫy” kết hợp với các tính từ chỉ màu sắc: làm cho lời thơ thêm sinh động.
- Phép so sánh “đuôi cá” với “ngọn đuốc”: hình ảnh so sánh thú vị giàu liên tưởng.
- Nhà thơ gọi cá bằng một cách gọi rất dịu dàng - “em” ẩn chứa sự yêu mến với cá và biển cả quê hương.
- “Đêm thở sao lùa nước Hạ Long”: Màn đêm trước biển như một sinh mệnh.
=> Thiên nhiên trên biển đêm thực sự rực rỡ sắc màu như một bức tranh sơn mài.
c. Đánh giá chung về nghệ thuật của đoạn thơ
- Sử dụng thành công những biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, nói quá làm cho lời thơ sinh động và hấp dẫn hơn.
- Ngôn ngữ bình dị, giọng điệu mang âm hưởng khỏe khoắn, vui tươi thể hiện hào khí của người lao động.
- Hình ảnh, gần gũi, mang nhiều giá trị tạo hình.
3. Tổng kết vấn đề
Tổng kết giá trị khổ thơ:
- Ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên, vẻ đẹp của con người lao động. Thiên nhiên cho con người nhiều của cải, con người cũng cần biết ơn thiên nhiên, con người và thiên nhiên là bạn đồng hành; thể hiện niềm tin, niềm vui trước cuộc sống mới, cuộc sống tự do lao động.
- Tác giả sử dụng kết hợp nhiều thủ pháp nghệ thuật đặc sắc.
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com