Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp bi tráng trong đoạn thơ sau: Rải rác biên cương mồ viễn
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp bi tráng trong đoạn thơ sau:
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh.
Áo bào thay chiếu, anh về đất,
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
(Trích Tây tiến, Quang Dũng, SGK Ngữ văn 12, Tập Một, NXB Giáo dục)
- Xác định rõ vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp bi tráng trong đoạn thơ
- Biểu cảm, bình luận, phân tích, tổng hợp.
I. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Quang Dũng.
- Giới thiệu tác phẩm: Tây tiến
- Yêu cầu đề bài.
II. Thân bài
1. Giải thích
- Chất tài tử của Quang Dũng.
- Hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
- Khái niệm bi tráng: Là sự kết hợp của bi thương (nỗi đau) và vẻ đẹp anh hùng, hùng tráng mạnh mẽ. Đây là một đặc điểm nổi bật của thơ ca Cách mạng
2. Phân tích sự bi tráng trong đoạn thơ:
Câu 1:
- Chất bi thương được tô đậm:
+ Từng chữ gợi đến sự xa cách, lạnh lẽo, thê lương.
+ Mồ viễn xứ: Dải biên cương của Tổ quốc. Sống đã chịu thiệt thòi mà chết đi lại vô cùng cay đắng. Các nấm mồ vô danh được đắp vội trên đường.
Câu 2:
Đậm chất tráng ca. Sự phớt đời một cách ngạo nghễ, quả quyết, không tiếc nuối. Hiên ngang vô cùng.
=> Một sự gồng mình lên trước cái bi thương cay đắng.
Câu 3 và câu 4:
- Chất bi thương:
+ Thực tế nghiệt ngã khi mà những người lính Tây tiến ngã xuống không có nổi manh chiếu bó xác. Họ như thế nào thì ngã xuống như thế.
+ Sự đau thương của thiên nhiên: Sông Mã gầm lên khúc độc hành, khúc ca đơn đau đầy đau đớn.
- Chất tráng ca: Cách nói lãng mạn hóa hiện thực khổ đau.
+ Đó là một sự hi sinh không phải ai cũng có được mang một phong cách riêng của lính tây tiến.
+ Ra đi thanh thản, lặng lẽ, bình yên để rồi dòng sông Mã gầm lên một khúc tráng ca tiễn đưa người lính Tây tiến. Dù ngã xuống nhưng cuộc chiến của họ vẫn tiếp tục.
=> Sự bất tử.
3. Đánh giá:
- Nằm trong mạch cảm hứng rất quen thuộc nhưng Quang Dũng vẫn thể hiện được nét độc đáo, riêng biệt trong tác phẩm này.
III. Kết bài:
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com