Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Cảm nhận của anh/chị về hình ảnh của Mị và A Phủ trong hai đoạn trích sau: Cứ mỗi đợt

Câu hỏi số 456616:
Vận dụng cao

Cảm nhận của anh/chị về hình ảnh của Mị và A Phủ trong hai đoạn trích sau:

Cứ mỗi đợt bọn chức việc hút thuốc phiện xong, A Phủ lại phải ra quỳ giữa nhà, lại bị người xô đến đánh. Mặt A Phủ sưng lên, môi và đuôi mắt dập chảy máu. Người đánh, người quỳ lạy, kể lể, chửi. Xong một lượt đánh, kể, chửi, lại hút. Khói thuốc phiện ngào ngạt tuôn qua các lỗ cửa sổ. Rồi Pá Tra lại ngóc cổ lên, vuốt tóc, gọi A Phủ... Cứ như thế, suốt chiều, suốt đêm, càng hút, càng tỉnh, càng đánh, càng chửi, càng hút.

Trong buồng bên cạnh, Mị cũng thức suốt đêm, im lặng ngồi xoa thuốc dấu cho A Sử. Lúc nào Mị mỏi quá, cựa mình, những chỗ lằn trói trong người lại đau ê ẩm. Mị lại gục đầu nằm thiếp. A Sử đạp chân vào mặt Mị, Mị choàng thức, lại nhặt nắm lá thuốc xoa đều đều trên lưng chồng. Ngoài nhà vẫn rên lên từng cơn kéo thuốc phiện, như những con mọt nghiến ghỗ kéo dài, giữa tiếng người khóc, tiếng người kể lào xào, và tiếng đấm đánh huỳnh huỵch.

Và…
            Lúc ấy đã khuya. Trong nhà ngủ yên thì Mị trở dậy thổi lửa, ngọn lửa bập bùng sáng lên. Mị trông sang thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hóm má đã xám đen. Nhìn thấy tình cảnh thế, Mị chợt nhớ đêm năm trước, A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này, chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân phận đàn bà, nó đã bắt về trình ma rồi, chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ ... Mị phảng phất nghĩ như vậy.

Ðám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình. Mị tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chạy trốn được rồi, lúc đó bố con thống lý sẽ đổ là Mị đã cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy. Mị phải chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh này nhưng làm sao Mị cũng không thấy sợ...Trong nhà tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt. Nhưng Mị tưởng như A Phủ biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ thở phè từng hơi như rắn thở, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng. Mị chỉ thì thào được một tiếng "Ði ngay..." rồi Mị nghẹn lại. A Phủ khuỵu xuống không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vung lên, chạy. Mị đứng lặng trong bóng tối. Trời tối lắm. Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy xuống tới lưng dốc. Mị thở trong hơi gió thốc lạnh buốt:

- A Phủ cho tôi đi.

A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói:

- Ở đây chết mất.

A Phủ chợt hiểu. Người đàn bà chê chồng đó vừa cứu sống mình.

A Phủ nói: “Đi với tôi”. Và hai người lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi.

(Trích Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài, SGK Ngữ văn 12, Tập Hai, NXB Giáo dục)

Câu hỏi:456616
Phương pháp giải

- Xác định rõ vấn đề cần nghị luận: Hình ảnh của Mị và A Phủ trong hai đoạn trích

- Biểu cảm, bình luận, phân tích, tổng hợp.

Giải chi tiết

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Tô Hoài.

- Giới thiệu tác phẩm: Vợ chồng A Phủ

- Yêu cầu đề bài.

II. Thân bài

1. Giới thuyết chung:

- Giới thiệu nhân vật Mị.

- Giới thiệu nhân vật A Phủ.

=> Cả hai đều là nạn nhân của chế độ cường quyền.

- Giới thiệu vị trí hai trích đoạn.

2. Phân tích hình ảnh hai nhân vật qua hai đoạn trích:

a. Đoạn trích thứ nhất:

* Mị - A Phủ hai con người bị chà đạp về thể xác.

- A Phủ quỳ giữa nhà, bị người ta xô đến đánh khiến cho măt sưng lên môi và đuôi mắt dập chảy máu.

- Mị thức suốt đêm thoa thuốc dấu cho chồng, những múc mệt mỏi người đau ê ẩm gục đầu thiếp đi bèn bị A Sử đạp chân vào mặt Mị.

-> Dù không liên quan đến nhau nhưng trong đêm ấy cả Mị và A Phủ là những con người khổ nhất.

* Mị và A Phủ hai con người bị trà đạp về tinh thần.

- Họ bị đối sử không giống như con người:

+ A Phủ không cần xét xử mà bị trà đạp đánh đập một cách bất công

+ Mị bị đạp vào mặt.

-> Bị trà đạp, không có tiếng nói, thân cô thế cô, yếu đuối không được ai bênh vực, chia sẻ.

-> Ở đoạn trích này Mị và A Phủ chỉ là hai con người xa lạ bị ngăn cắt bởi bức vách. Thế nhưng ở họ vẫn mang những nét tương đồng -> Đồng cảnh -> Đồn cảm.

b. Đoạn trích thứ hai.

- Từ những người xa lạ họ cảm thấy giống nhau -> Đồng cảm với nhau -> Thương nhau -> Cứu nhau -> Cùng nhau xây dựng cuộc sống mới.

+ Xa lạ: Mấy đêm nhìn A Phủ bị trói Mị rất thản nhiên, A Phủ có là cái xác thì cũng thế thôi.

+ Giống nhau: Ngọn lửa soi dòng nước mắt lấp lánh bò cuống hõm má xám đen của A Phủ. Mị nhớ lại mình cũng từng bị trói đứng thế kia – khóc không lau được. Ngươi đàn bà ngày xưa phải chết trói ở nhà này.

+ Thương nhau: Nhận ra chúng nó thật độc ác, chúng mình thật khổ, không còn cô đơn. Nhận ra người kia việc gì phải chết mà theo cơ chừng này thì đêm mai người kia sẽ chết.

+ Từ yêu thương đến vị tha: Nếu A Phủ trốn được Mị phải thế thân. Mị không sợ chết vì cứu người.

+ Hành động cắt dây trói cứu A Phủ: Thương người chính là thương chính mình, cứu người chính là cứu chính mình.

- Mị và A Phủ vừa giống nhau vừa khác nhau:

+ Giống nhau: Đều có sức sống tiềm tàng.

+ Khác nhau: A Phủ quá đơn giản, quá bản năng – nếu không có Mị với tâm hồn sâu sắc thì A Phủ sẽ chết. Ngược lại sức sống hồn nhiên của A Phủ giúp Mị bước qua nỗi sợ hãi, bước qua ám ảnh để cùng A Phủ chạy trốn.  

=> Khi bị tách ra họ là nạn nhân của cường quyền và thần quyền. (Đoạn 1). Khi hợp lại họ phát hiện, tạo nên những sức mạnh vốn tiềm tàng. (Đoạn 2).

3. Đánh giá:

- Nội dung:

+ Phản ánh  thân phận con người trong xã hội cường quyền và thần quyền với cả nỗi khổ về thể xác lẫn tinh thần.

+ Khám phá và thể hiện sức sống tiềm tàng của những con người bé nhỏ ấy. => Sức sống giúp họ làm chủ cuộc đời mình.

- Nghệ thuật:

+ Nghệ thuật xây dựng cốt truyện hấp dẫn. Lối phục bút -> Sự xảy lặp tình tiết -> Vừa chặt chẽ, vừa giàu chất thơ, chất nhạc.

+ Nghệ thuật phân tích diễn biến tam trạng nhân vật -> Phép biện chứng về tâm hồn.

III. Kết bài:

 

Tham Gia Group Dành Cho 2K7 luyện thi Tn THPT - ĐGNL - ĐGTD

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com