Cảm nhận của anh/ chị về hiện thực của nạn đói và khát vọng sống của con người trong
Cảm nhận của anh/ chị về hiện thực của nạn đói và khát vọng sống của con người trong đoạn trích sau:
Ít lâu nay hắn xe thóc Liên đoàn lên tỉnh. Mỗi bận qua cửa nhà kho lại thấy mấy chị con gái ngồi vêu ra ở đấy. Hắn đoán họ ngồi đấy nhặt hạt rơi hạt vãi, hay ai có công việc gì gọi đến thì làm. Một lần hắn đang gò lưng kéo cái xe bò thóc vào dốc tỉnh, hắn hò một câu chơi cho đỡ nhọc. Hắn hò rằng:
Muốn ăn cơm trắng mấy giò này!
Lại đây mà đẩy xe bò với anh, nì!
Chủ tâm hắn cũng chẳng có ý chòng ghẹo cô nào, nhưng mấy cô gái lại cứ đẩy vai cô ả này ra với hắn, cười như nắc nẻ:
- Kìa anh ấy gọi! Cô muốn ăn cơm trắng mấy giò thì ra đẩy xe bò với anh ấy!
Thị cong cớn:
- Có khối cơm trắng mấy giò đấy! Này, nhà tôi ơi, nói thật hay nói khoác đấy?
- Thật đấy, có đẩy thì ra mau lên!
Thị vùng vằng đứng dậy, ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng.
- Đã thật thì đẩy chứ sợ gì, đằng ấy nhỉ. – Thị liếc mắt, cười tít.
Tràng thích lắm. Từ cha sinh mẹ đẻ đến giờ, chưa có người con gái nào cười với hắn tình tứ như thế.
Lần thứ hai, Tràng vừa trả hàng xong, ngồi uống nước ở ngoài cổng chợ tỉnh thì thị ở đâu sầm sập chạy đến. Thị đứng trước mặt hắn sung sỉa nói:
- Điêu! Người thế mà điêu!
Hắn giương mắt nhìn thị, không hiểu. Thật ra lúc ấy hắn cũng chưa nhận ra thị là ai. Hôm nay thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt.
- Hôm ấy leo lẻo cái mồm hẹn xuống, thế mà mất mặt.
À, hắn nhớ ra rồi, hắn toét miệng cười.
- Chả hôm ấy thì hôm nay vậy. Này hẵng ngồi xuống ăn miếng giầu đã.
- Có ăn gì thì ăn, chả ăn giầu.
Thị vẫn đứng cong cớn trước mặt hắn.
- Đấy, muốn ăn gì thì ăn.
Hắn vỗ vỗ vào túi.
- Rích bố cu, hở!
Hai con mắt trũng hoáy của thị tức thì sáng lên, thị đon đả:
- Ăn thật nhá! Ừ ăn thì ăn sợ gì.
Thế là thị ngồi sà xuống, ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì. Ăn xong thị cầm dọc đôi đũa quệt ngang miệng, thở:
- Hà, ngon! Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố.
Hắn cười:
- Làm đếch gì có vợ. Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về.
Nói thế Tràng cũng tưởng là nói đùa, ai ngờ thị về thật. Mới đầu anh chàng cũng chơn, nghĩ: thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng. Sau không biết nghĩ thế nào hắn tặc lưỡi một cái:
- Chậc, kệ!
Hôm ấy hắn đưa thị vào chợ tỉnh bỏ tiền ra mua cho thị cái thúng con đựng vài thứ lặt vặt và ra hàng cơm đánh một bữa thật no nê rồi cùng đẩy xe bò về…
(Trích Vợ nhặt, Kim Lân, SGK Ngữ văn 12, Tập Hai, NXB Giáo dục)
- Xác định rõ vấn đề cần nghị luận: Hiện thực của nạn đói và khát vọng sống của con người trong đoạn trích
- Biểu cảm, bình luận, phân tích, tổng hợp.
I. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Kim Lân:
- Giới thiệu tác phẩm Vợ nhặt:
- Yêu cầu đề bài.
II. Thân bài
1. Giới thuyết chung:
- Tác giả Kim Lân: Chuyên viết về nông thôn và người nông dân.
- Vợ nhặt: Đề cập tới đề tài về cái đói, nạn đói như một trận đại hồng thủy năm 1945.
=> Hiện thực khốc liệt -> Khát vọng sống của con người -> Cảm hứng 1945 -1975.
2. Phân tích đoạn trích:
a. Hiện thực nạn đói:
* Hình ảnh khốn cùng của nhân vật thị.
- So sánh nhân vật “thị” với nhân vật Thị Nở:
+ Ít nhất Thị Nở còn có một cái tên, hấp dẫn Chí Phèo. Thị Nở có một cái ơn, có giá trị với Chí Phèo.
+ “thị” không có nổi một cái tên -> Thân phận rẻ rúm hơn. Chỉ còn những đường nét lộ rõ cái đói. “thị” lao vào Tràng chỉ vì đói quá => Hình ảnh người đàn bà được miêu tả một cách thảm hại nhất.
* Cuộc hôn nhân tội nghiệp
- Hôn nhân vốn là hạnh phúc nhưng trong nạn đói hôn nhân không còn là hạnh phúc nữa mà trở thành nợ đời, hiểm họa. Vợ trở thành thứ phải đèo bòng.
b. Khát vọng sống của con người.
* Nhân vật “thị”.
- Đã tự cứu mình bằng cách đến với một người.
- Trong cái hoàn cảnh khốn khổ ấy người ta có bao nhiêu cách để cứu mình, thị sẵn sàng theo không người ta chứ không bán thân.
- Theo không có sự mạo hiểm nhưng thị chấp nhận sống để cho ra một con người.
-> Khát vọng sống chân thực, chân chất.
* Nhân vật Tràng.
- Bao dung bởi Tràng đang hạnh phúc.
-> Câu chuyện cổ tích giữa đời thường.
- Tràng đã đưa thị về: Chậc kệ không chỉ là sự tồ tệch mà còn là sự khát vọng của con người mà khi đó người ta dễ àng đẩy nó dưới cuộc sống mưu sinh, cố gắng nắm chắc lấy hạnh phúc.
-> Miếng ăn rất cần nhưng con người vẫn luôn cần hạnh phúc. Tràng không hề coi “thị” là người vợ nhặt
3. Đánh giá:
- Giá trị hiện thực: Hiện thực xuất sắc về cái đói. Từ đó Kim Lân thể hiện giá trị nhân đạo khác hẳn với văn học trước Cách mạng.
III. Kết bài:
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com