Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Cảm nhận của anh/chị về chất trữ tình chính trị trong đoạn thơ sau: - Mình về mình có nhớ

Câu hỏi số 457097:
Vận dụng cao

Cảm nhận của anh/chị về chất trữ tình chính trị trong đoạn thơ sau:

- Mình về mình có nhớ ta?
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không?
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn.

- Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân ly
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay...

 (Trích Việt Bắc, Tố Hữu, SGK Ngữ văn 12, Tập Một, NXB Giáo dục)

Phương pháp giải

- Xác định rõ vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận về chất trữ tình chính trị trong đoạn thơ

- Biểu cảm, bình luận, phân tích, tổng hợp.

Giải chi tiết

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Tố Hữu.

- Giới thiệu tác phẩm: Việt Bắc

- Yêu cầu đề bài.

II. Thân bài

1. Giới thuyết chung:

- Phong cách thơ Tố Hữu:

+ Là lá cờ đầu của thơ ca Cách mạng. Ông đã đưa thơ chính trị lên đến trình độ là thơ rất đỗi trữ tình.

- Hoàn cảnh ra đời cả bài thơ:

+ Bài thơ được làm nhận một sự kiện chính trị lớn.

-> Bài thơ có sự đổ bóng của các yếu tố chính trị. -> Việt Bắc được coi là một cuộc chia tay lịch sử, một cuộc đối thoại lịch sử.

- Tất cả các sự kiện lịch sử thông qua trái tim nhạy cảm của Tố Hữu đều trở thành một cảm hứng nghệ thuật thực sự, đều được nâng lên thành thơ rất đỗi trữ tình.

2. Phân tích chứng minh:

- Đoạn thơ nằm trong phần mở đầu cho bản tình ca, hùng ca Việt Bắc.

- Dồn nén những đặc điểm tiêu biểu của bài thơ. Một trong những đặc điểm nổi bật ấy là chất trữ tình chính trị.

2.1. Chất chính trị:

- Bản chất của chia tay là cuộc đối thoại giữa người dân Việt Bắc với người cán bộ. Giữa quá khứ vói hiện tại, tương lai. Giữa cái đã qua và cái sắp tới, cái cũ và cái mới, giữa kháng chiến và xây dựng đất nước.

-> Cuộc đối thoại mang tính chất lịch sử, cuộc chia tay lịch sử.

- Nhắc tới nội dung: Tái hiện lại quá khứ, cuộc sống của tương lai.

2.2. Chất trữ tình:

- Cặp đại từ mình – ta và kết cấu đối đáp giao duyên.

-> Vấn đề mang tính chất chung đã trở thành cá nhân hóa, nồng nàn, tha thết, ngọt ngào.

- Lời người ở lại:

+ Câu hỏi dường như lặp lại hai lần thể hiện nỗi nhớ.

+ Mười lăm năm: Là một con số khách quan nhưng thêm từ ấy thì nó được tâm lý hóa. Quãng thời gian dài đủ để tạo nên nhớ nhung mong ngóng.

+ Nghệ thuật đăng đối: Quy luật tâm lý: Khi rời xa một nơi ta gắn bó ta luôn luôn nhớ đến những cảnh sắc nơi ấy.

- Lời người ra đi:

+ Tiếng ai: Ai là đại từ phiếm chỉ, người ra đi hiểu thấu người ra đi.

+ Bâng khuâng, bồn chồn: Thể hiện đúng cảm xúc, dân tộc Việt Nam trước ngưỡng cửa của tương lai.

+ Hình ảnh áo chàm: Hình ảnh hoán dụ rất tiêu biểu cho người dân Việt Bắc.

+ Câu cuối: Cách ngắt nhịp lẻ thể hiện sự tin tưởng của người dân và các chiến sĩ Cách mạng đã trao nhau.

3. Đánh giá:

- Chất trữ tình chính trị đậm nét và nhuần nhuyễn -> Tố Hữu lầ nhà thơ của lẽ sống lớn, tình cảm lớn của Cách mang và con người Cách mạng.

- Tám câu thơ mở đầu được coi là khúc tiền tấu của bản hùng ca, tình ca Việt Bắc.

=> Thể hiện xuất sắc chất trữ tình chính trị.

III. Kết bài:

 

Câu hỏi:457097

Tham Gia Group Dành Cho 2K7 luyện thi Tn THPT - ĐGNL - ĐGTD

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com