Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Trong tùy bút “Người lái đò Sông Đà”, Nguyễn Tuân đã có một phát hiện về công việc của

Câu hỏi số 530867:
Vận dụng cao

Trong tùy bút “Người lái đò Sông Đà”, Nguyễn Tuân đã có một phát hiện về công việc của những người làm nghề lái đò trên sông Đà như sau: “Làm cái nghề vận tải đường nước này thật là vất vả, người cứ dựng đứng lên mà luôn tay luôn chân luôn mắt luôn gân và luôn tim nữa”. Bằng hiểu biết về hình ảnh người lái đò trong tác phẩm, anh/chị hãy làm rõ điều đó. Từ đó, hãy chỉ ra nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân.

Phương pháp giải

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

Giải chi tiết

Yêu cầu hình thức:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

I. Giới thiệu chung

* Giới thiệu tác giả, tác phẩm:

- Tác giả: Nguyễn Tuân (1910-1987), quê quán quận Thanh Xuân- Hà Nội, là nhà văn  lớn, một nghệ sĩ lớn suốt đời đi tìm cái đẹp. Ông có vị trí quan trọng và đóng góp lớn cho cho nền văn học VN hiện đại: thúc đẩy thể tùy bút, bút kí đạt tới trình độ nghệ thuật cao; làm phong phú thêm ngôn ngữ văn học dân tộc; đem đến cho văn xuôi hiện đại một phong cách tài hoa và độc đáo.

- Tác phẩm: “Người lái đò Sông Đà” là bài tùy bút in trong tập “Sông Đà” (1960), là thành quả nghệ thuật mà tác giả thu hoạch được trong chuyến đi gian khổ và hào hứng tới miền Tây Bắc. Chuyến đi không phải chỉ để thỏa mãn niềm khát khao “xê dịch” của tác giả mà chủ yếu để tìm kiếm chất vàng của thiên nhiên, đặc biệt là “thứ vàng mười đã qua thử lửa” trong tâm hồn con người Tây Bắc, được kết đọng ở hình tượng người lái đò Sông Đà.

* Khái quát vấn đề nghị luận: Làm sáng tỏ nhận xét của Nguyễn Tuân về công việc chèo đò:“Làm cái nghề vận tải đường nước này thật là vất vả, người cứ dựng đứng lên mà luôn tay luôn chân luôn mắt luôn gân và luôn tim nữa”. Từ đó, hãy chỉ ra nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân.

II. Phân tích

1. Giải thích nhận định:

“Làm cái nghề vận tải đường nước này thật là vất vả, người cứ dựng đứng lên mà luôn tay luôn chân luôn mắt luôn gân và luôn tim nữa”.

- Nghề lái đò là một nghề vất vả, công việc đòi hỏi người lái đò lúc nào cũng phải luôn tay luôn chân, không có phút nghỉ ngơi.

- Nghề lái đò đòi hỏi con người còn luôn sáng suất, bản lĩnh, tinh thần vững vàng.

2. Chứng minh qua nhân vật ông lái đò trong Người lái đò Sông Đà.

a. Khái quát xuất thân, lai lịch ông lái đò.

- Tên gọi, lai lịch: Được gọi là người lái đò Sông Đà và người lái đò Lai Châu. Tên gọi đã ẩn chứa trong đó địa danh sinh sống, địa danh làm việc, nghề nghiệp. Người làm nghề chèo đò suốt dọc Sông Đà hơn mười năm liền. Nhân vật không có tên riêng mà gọi tên bằng địa danh sinh sống, địa danh làm việc. Tác giả muốn khẳng định rằng không chỉ có một ông lái đò phi phàm xuất chúng mà đây là một đại diện tiêu biểu cho vô số chất vàng mười đang lấp lánh tỏa sáng ở mảnh đất Tây Bắc.

- Chân dung: In đậm dấu ấn nghề nghiệp.

+ Tay ông lêu nghêu như cái sào.

+ Chân ông lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh gò lại như kẹp lấy một cái cuống lái tưởng tượng

+ Giọng ông ào ào như tiếng nước trước mặt ghềnh sông.

+ Nhỡn giới ông vòi vọi như lúc nào cũng mong một cái bến xa nào đó trong sương mù.

+ Cái đầu bạc quắc thước… đặt lên thân hình gọn quánh chất sừng chất mun.

+ Ngực vú bả vai bầm lên một khoanh củ nâu – vết nghề nghiệp do đầu sào gửi lại. Đây là thứ huân chương lao động siêu hạng.

=> Bức chân dung rất trẻ tráng dù ông lái đò đã ngoài 70 tuổi và đây là thứ ngoại hình được hun đúc được dinh ra từ sông nước dữ dội, hiểm trở. Cho thấy sự gắn bó với nghề nghiệp của ông lái đò. Ông lái đò đã chèo lái, xuôi ngược trên Sông Đà hơn 100 lần, chính tay ông cầm lái khoảng hơn 60 lần. Ông đã gắn bó với nghề này hơn 10 năm trời.

b. Nghề chèo đò rất vất vả, không có phút nghỉ ngơi, phải luôn giữ được trí não sáng suốt, tinh thần vững vàng thể hiện qua cuộc vượt thác của ông lái đò.

* Cuộc vượt thác lần một:

- Sông Đà trong trùng vi thạch trận thứ nhất.

+ Đá: Được nhân hóa như là lính thủy nên có gương mặt ngỗ ngược, nhăn nhúm méo mỏ hơn cả mặt nước sông ở đoạn này. Nó bày binh bố trận theo binh pháp của Tôn tử. Theo đó ở trùng vi thạch trận thứ nhất nó bày ra bốn cửa tử và chỉ có một cửa sinh. Sắc xuất sống xót rất ít. Cửa sinh lại được chia thành ba hàng. Tuyến tiền vệ có hai hòn đá tưởng như sơ hở để dụ con thuyền đi sâu vào. Hàng trung vệ nước sóng luồng đánh khuýp quật vu hồi. Hậu vệ gồm những bom ke chìm và pháo đài nổi nhận nhiệm vụ tiêu diệt tất cả thuyền trưởng và thủy thủ ở dưới chân thác.

+ Nước thác: tiếng thác nước hò la vang dậy nghe như thanh la não bạt để lành thanh viện cho đá cũng như uy hiếp người lái đò. Nước thác ùa vào để bẻ gẫy cán chèo trong tay ông lái. Nó như đoàn quân liều mạng vào sát nách để thúc gối vào bụng và hông thuyền. Có lúc nó đội cả thuyền lên. Nước thác như thể đô vật đòi túm lấy thắt lưng ông đò để lật ngửa bụng thuyền ra. Nó dùng tới miếng đong hiểm độc nhất xông vào bóp lấy hạ bộ ông lái đò để nhanh chóng kết thúc trận chiến.

- Người lái đò Sông Đà:

+ Khi thạch trận dàn bày vừa xong thì cái thuyền vụt tới ở một tư thế hiên ngang, chủ động không hề sợ hại sẵn sàng nghênh chiến đối đầu với dòng thác dữ.

+ Ông lái đò hai tay giữ chặt mái chèo để khỏi bị hất lên khỏi sóng trận địa phóng thẳng vào mình-> Sự vững vàng để đối chọi luồng nước giữ.

+ Trước đoàn quân liều mạng sóng nước xông vào (…), ông đò “cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cái cuống lái, mặt méo bệch đi” nhưng vẫn kiên cường vượt qua cuộc hỗn chiến, vẫn cầm lái chỉ huy “ngắn gọn mà tỉnh táo” để phá tan trùng vi thạch trận thứ nhất.

=> Kết quả: Vậy là phá xong trùng vi thạch trận vòng thứ nhất. Nổi bật lên sự dũng cảm của ông lái đò.

* Cuộc vượt thác lần hai:

- Sông Đà ở trùng vi thạch trận thứ hai.

+ Đá: Tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền nhưng vẫn chỉ có một cửa sinh lại thằng đá tướng đứng chiến ở giữa.

+ Nước thác: Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá. Bốn năm bọn thủy quân cửa ải nước bên bờ trái lao ra để níu con thuyền lui vào tập đoàn cửa tử.

- Người lái đò Sông Đà:

+ Không một phút nghỉ tay nghỉ mắt phải phá luôn vòng vây thứ hai và đổi luôn chiến thuật.

+ Trước dòng thác hùm beo hồng hộc tế mạnh trên sông đá, ông lái đò cùng chiếc thuyền cưỡi trên dòng thác như cưỡi trên lưng hổ. Ông ghì cương lái miết về phía luồng cửa sinh sau khi bám chắc luồn nước đúng.

+ Khi bốn năm bọn thủy quân cửa ải nước xô ra, ông đò không hề nao núng mà tỉnh táo, linh hoạt thay đổi chiến thuật, ứng phó kịp thời “đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến” để rồi “những luồng tử đã bỏ hết lại sau thuyền”.

* Cuộc vượt thác lần ba:

- Trùng vi thạch trận thứ ba của Sông Đà.

+ Dòng thác càng trở nên dữ dội. Bên phải bên trái đều là cửa tử. Luồng sinh nằm ngay giữa bọn đá hậu vệ ở dưới chân con thác.

- Người lái đò Sông Đà: Chứng tỏ tài nghệ chèo đò tuyệt vời của mình.

+ Ông cứ “phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa… vút qua cổng đá”, “vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được lượn được”… để rồi chiến thắng vinh quang.

=> Câu văn “thế là hết thác” như một tiếng thở phào nhẹ nhõm khi ông lái đã bỏ lại hết những thác ghềnh ở phía sau lưng.

* Nguyên nhân chiến thắng:

- Thứ nhất, đó là chiến thắng của sự ngoan cường, lòng dũng cảm, ý chí quyết tâm vượt qua những thử thách khốc liệt của cuộc sống.

- Thứ hai, đây là chiến thắng của tài trí con người, của sự am hiểu đến tường tận tính nết của sông Đà.

- Thứ ba, là sự tài hoa của một người nghệ sĩ.

2. Nhận xét phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân.

- Nguyễn Tuân tiếp cận con người trong những tình huống đầy thử thách để nhân vật có cơ hội tỏa sáng vẻ đẹp. Ông đặt nhân vật vào cuộc chiến không cân sức để tôn vinh chiến thắng của người lao động. Khắc họa trong tương quan với hình ảnh sông Đà hung bạo, hùng vĩ:

- Nghệ thuật tương phản đã làm nổi bật một cuộc chiến không cân sức:

+ Một bên là thiên nhiên bạo liệt, hung tàn, sức mạnh vô song với sóng nước, với thạch tinh nham hiểm.

+ Một bên là con người bé nhỏ trên chiếc thuyền con én đơn độc và vũ khí trong tay chỉ là những chiếc cán chèo. => Cuộc chiến không cân sức nhằm tôn vinh vẻ đẹp của con người trong công cuộc trinh phục tự nhiên.

- Ông luôn chú ý tô đậm nét đẹp tài hoa nghệ sĩ ở người lái đò phù hợp với quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Tuân.

- Người lái đò trí dũng và tài hoa nổi bật trên dòng sông hung bạo và trữ tình, có khả năng chinh phục thiên nhiên, bắt nó phải phục vụ con người, xây dựng đất nước. Đó chính là chất vàng mười của con người Tây Bắc nói riêng và người lao động Việt Nam nói chung.

-> Qua hình tượng này, Nguyễn Tuân muốn phát biểu quan niệm: Người anh hùng không phải chỉ có trong chiến đấu mà còn có cả trong cuộc sống lao động thường ngày.

- Nguyễn Tuân là một nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp, có phong cách nghệ thuật tài hoa, uyên bác và độc đáo, luôn nhìn sự vật ở phương diện thẩm mỹ; đi tìm cảm hứng mạnh trong sáng tạo nghệ thuật: tô đậm những cái phi thường để tạo cảm giác mãnh liệt, những ấn tượng đậm nét….

+ Ngôn từ phong phú và giàu chất hội họa, câu văn trùng điệp, “co duỗi nhịp nhàng”.

+ Vận dụng linh hoạt các biện pháp tu từ (so sánh, nhân hóa), kiên thức liên môn, những liên tưởng độc đáo, lối tạo hình giàu tính mĩ thuật, kiến thức uyên bác tài hoa, miêu tả dòng sông vừa hung bạo, dữ dội vửa thơ mộng, trữ tình và người lái đò Sông Đà tài trí, dũng cảm có tay lái điêu luyện.

III. Kết luận

- Khái quát lại nhận định.

- Giá trị nội dung, nghệ thuật.

 

Tham Gia Group Dành Cho 2K7 luyện thi Tn THPT - ĐGNL - ĐGTD

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com