Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Cảm nhận hai khổ thơ sau:   “Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng

Câu hỏi số 570895:
Vận dụng cao

Cảm nhận hai khổ thơ sau:

 

“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim !

Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.”

 

(Trích Viếng lăng Bác, Viễn Phương, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2021, trang 58-59)

Quảng cáo

Câu hỏi:570895
Phương pháp giải

Phân tích, tổng hợp.

Giải chi tiết

I. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả Viễn Phương, tác phẩm Viếng lăng Bác

- Giới thiệu về khái quát nội dung của đoạn thơ: Hai khổ thơ nói tới cảm xúc của tác giả khi ở trong lăng và cảm xúc của ông khi sắp phải ra về.

II. Thân bài:

1. Cảm xúc trong lăng (khổ thơ đầu trong đoạn trích).

- Hai câu đầu: Lòng biết ơn thành kính đã chuyển thành nỗi xúc động nghẹn ngào khi tác giả nhìn thấy Bác:

+ Nói giảm, nói tránh: “giấc ngủ bình yên” – Bác như còn sống mãi, chỉ là vừa chợp mắt sau bao đêm không ngủ vì nước, vì dân.

+ Ẩn dụ “vầng trăng sáng dịu hiền” gợi nhiều liên tưởng:

1- không gian trang nghiêm, ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo nơi Bác nằm;

2- những vần thơ tràn đầy trăng của Bác;

3- tâm hồn cao đẹp, sáng trong của Bác.

- Hai câu sau:

+ Ẩn dụ “trời xanh ” cho thấy: Bác vẫn còn mãi với non sông như trời xanh luôn vĩnh hằng, bất biến; Người đã hóa thân vào thiên nhiên, đất nước.

+ Động từ “nhói”: diễn tả trực tiếp nỗi đau đớn, nghẹn ngào, tiếc thương của tác giả cũng như triệu triệu người Việt Nam trước sự thật Bác không còn nữa.

+ Kết cấu “Vẫn biết… mà sao”: diễn tả sự mâu thuẫn giữa lí trí và cảm xúc của tác giả khi đứng trước linh cữu Bác. (Dù vẫn tin là Bác còn sống mãi với non sông nhưng không thể không đau xót trước sự ra đi của Người).

2. Tâm trạng, mong ước khi sắp phải ra về (khổ thơ thứ 2 trong đoạn trích)

 - Câu đầu: như một lời giã biệt;

+ Cụm từ “thương trào nước mắt” diễn tả trực tiếp cảm xúc luyến tiếc, bịn rịn, không muốn xa nơi Bác an nghỉ.

- Ba câu sau: điệp ngữ “muốn làm” nhấn mạnh ước nguyện của tác giả:

+ Muốn làm con chim: cất tiếng hót quanh lăng.

+ Muốn làm đóa hoa: tỏa hương nơi Bác yên nghỉ.

+ Muốn làm cây tre trung hiếu: giữ giấc ngủ bình yên cho Người.

-> Ước muốn được hòa nhập vào những sự vật quanh Bác, mãi được ở bên Bác -> Tấm lòng thủy chung, lòng kính yêu vô hạn của tác giả nói riêng và nhân dân nói chung với Bác.

- Hình ảnh cây tre khép lại bài thơ tạo ra kết cấu đầu cuối tương ứng cho bài, gây ấn tượng sâu sắc cho người đọc, làm đậm nét thêm vẻ đẹp của cây tre, đồng thời giúp cho dòng cảm xúc được lắng đọng, trọn vẹn.

III. Kết bài

- Nội dung: Đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung đã thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của tác giả và mọi người dân đối với Bác khi vào lăng viếng Người.

- Nghệ thuật: Bài thơ có giọng điệu trang trọng và tha thiết, nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp, gợi cảm xúc, ngôn ngữ thơ bình dị.

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com