Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: Đã có rất nhiều nhà thơ viết về đề tài mùa

Câu hỏi số 574019:
Thông hiểu

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

Đã có rất nhiều nhà thơ viết về đề tài mùa thu nhưng phải đến “Sang thu” của Hữu Thỉnh tôi mới thấy hết được sự tinh tế của nhà thơ khi cảm nhận thời khắc giao mùa hạ -thu. Cái độc đáo của và tinh tế ấy không chỉ được thể hiện qua các hình ảnh mới lạ “hương ổi, gió se, sương, dòng sông” mà còn thể hiện qua cách đón nhận thu bằn những giác quan như : thính giác, khứu giác, thị giác. Hơn nữa nhà thơ còn cảm nhận mùa thu từ xa (hương ổi) đến gần (sương) từ cái vô hình (gió se, hương ổi) đến cái hữu hình (dòng sông). Hình ảnh thơ đẹp, ngôn từ tinh tế, giọng thơ êm đềm và những rung động man mác ,bâng khuâng của tác giả trong buổi giao mùa đã tạo nên một dấu ấn không dễ phai mờ trong lòng bao độc giả. Nếu không phải là một người yêu thiên nhiên, quan sát tỉ mỉ sự biến chuyển của thiên nhiên có lẽ Hữu Thỉnh khó có thể viết được một bài thơ độc đáo đến như vậy. ôi, cảm ơn nhà thơ đã cho chúng ta biết và hiểu thêm một bài thơ đặc sắc đến vậy. Có lẽ vì vậy mà sau khi đọc “Sang thu” của Hữu Thỉnh ta càng thấy yêu hơn mùa thu thiết tha, nồng hậu của quê nhà.

1. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên.

2. Xác định mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn và nội dung của đoạn ý đó.

3. Xác định ngôi kể của đoạn văn.

Câu hỏi:574019
Phương pháp giải

Căn cứ nội dung đoạn văn, phân tích.

Giải chi tiết

1.

Nội dung: Cảm nhận về bài thơ Sang thu của tác giả Hữu Thỉnh.

2.

Đã có rất nhiều nhà thơ viết về đề tài mùa thu nhưng phải đến “Sang thu” của Hữu Thỉnh tôi mới thấy hết được sự tinh tế của nhà thơ khi cảm nhận thời khắc giao mùa hạ -thu.

=> Mở đoạn: Giới thiệu tác giả, tác phẩm sẽ cảm nhận.

Cái độc đáo của và tinh tế ấy không chỉ được thể hiện qua các hình ảnh mới lạ “hương ổi, gió se, sương, dòng sông” mà còn thể hiện qua cách đón nhận thu bằn những giác quan như : thính giác, khứu giác, thị giác. Hơn nữa nhà thơ còn cảm nhận mùa thu từ xa (hương ổi) đến gần (sương) từ cái vô hình (gió se, hương ổi) đến cái hữu hình (dòng sông). Hình ảnh thơ đẹp, ngôn từ tinh tế, giọng thơ êm đềm và những rung động man mác, bâng khuâng của tác giả trong buổi giao mùa đã tạo nên một dấu ấn không dễ phai mờ trong lòng bao độc giả.

=> Thân đoạn: Cảm nhận nét đặc sắc về nghệ thuật, nội dung của bài thơ.

Nếu không phải là một người yêu thiên nhiên, quan sát tỉ mỉ sự biến chuyển của thiên nhiên có lẽ Hữu Thỉnh khó có thể viết được một bài thơ độc đáo đến như vậy. Có lẽ vì vậy mà sau khi đọc “Sang thu” của Hữu Thỉnh ta càng thấy yêu hơn mùa thu thiết tha, nồng hậu của quê nhà.

=> Kết đoạn: Cảm nghĩ chung, đánh giá về bài thơ.

3.

- Ngôi thứ nhất – xưng tôi.

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 7 trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 7 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com