Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Kết cấu của bài thơ có điều gì đặc biệt? Lối kết cấu ấy có ý nghĩa gì? Nhận xét về

Câu hỏi số 578151:
Vận dụng

Kết cấu của bài thơ có điều gì đặc biệt? Lối kết cấu ấy có ý nghĩa gì? Nhận xét về ngôn ngữ và thủ pháp nghệ thuật tương phản được sử dụng trong bài thơ.

Câu hỏi:578151
Phương pháp giải

Căn cứ nội dung bài thơ, phân tích.

Giải chi tiết

- Kết cấu: Bài thơ có lối kết cấu “đầu cuối tương ứng”, mở đầu là “Mỗi năm hoa đào nở - Lại thấy ông đồ già”, kết thúc là “Năm nay đào lại nở - Không thấy ông đồ xưa”. Kết cấu đó vừa làm nổi bật cái tứ “Cảnh cũ người đâu”, vừa thích hợp để diễn tả nỗi niềm bâng khuâng, nuối tiếc của tác giả và gợi lên ở người đọc niềm đồng cảm sâu sắc.

 - Ngôn ngữ: Ngôn ngữ trong sáng, giản dị, hàm súc. Bài thơ như một câu chuyện được kể bằng thơ, lời thơ tựa như lời tự vấn, lời sám hối của tác giả, của cả một lớp người.

- Thủ pháp nghệ thuật tương phản: Nổi bật trong bài thơ là sự tương phản – tương phản giữa hai thời kì trong cuộc đời ông đồ hay như sự tương phản giữa một bên là sự kiên trì, nhẫn nại, cố bám lấy sự sống, muốn góp mặt với đời của ông đồ (Ông đồ vẫn ngồi đấy) với sự thờ ơ, lãnh đạm của mọi người (Qua đường không ai hay). Sự tương phản thể hiện rõ sự thăng trầm của số phận, sự tàn lụi, nỗi bất hạnh trong cuộc đời ông đồ.

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 7 trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 7 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com