Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Đọc bài đọc dưới đây và trả lời câu hỏi. ĐUA GHE NGO Lễ hội đua ghe ngo của đồng bào

Đọc bài đọc dưới đây và trả lời câu hỏi.

ĐUA GHE NGO

Lễ hội đua ghe ngo của đồng bào Khơ - me Nam Bộ diễn ra vào ngày rằm tháng Mười âm lịch hàng năm. 

Vào trưa ngày rằm, khi nước bắt đầu dâng lên, người hai bên bờ chật kín như nêm cối, tràn xuống mép nước và ghe xuồng đậu dài hơn một cây số. Tiếng trống, tiếng phèng cùng dàn nhạc ngũ âm rộn rã ngân vang. Rồi một hồi còi rúc lên lanh lảnh, hiệu lệnh xuất phát đã điểm. Hàng chục vạn đôi mắt chăm chú theo dõi từng cặp ghe đua với trăm đôi tay chèo lực lưỡng cuồn cuộn cơ bắp căng vồng cúi rạp người vung chèo đều tăm tắp theo nhịp tu huýt, nhịp phèng la, đẩy chiếc ghe ngo về đích. Tiếng trống, tiếng loa hòa trong tiếng reo hò, vỗ tay náo động cả một vùng sông nước.

Với đồng bào Khơ-me, hội đua ngo là dịp vui chơi sau những ngày lao động vất vả và là dịp tạ ơn thần Mặt Trời đã ban tặng một năm mưa thuận gió hoà.

Theo Phương Nghi

Từ ngữ:

- Ghe ngo: thuyền đua truyền thống của người Khmer.

- Rằm: ngày thứ mười lăm trong tháng âm lịch. 

- Âm lịch: lịch tính thời gian theo sự chuyển động của Mặt Trăng xung quanh Trái Đất. 

- Khmer (Khơ-me): một dân tộc trong 54 dân tộc của Việt Nam. 

- Phèng la: nhạc cụ bằng đồng thau, hình đĩa tròn, tiếng vang và chói. 

Trả lời cho các câu 599113, 599114, 599115, 599116, 599117, 599118 dưới đây:

Câu hỏi số 1:
Thông hiểu

Bài văn trên tả cảnh gì?

Đáp án đúng là: B

Câu hỏi:599114
Phương pháp giải

Căn cứ nội dung bài đọc Đua ghe ngo.

Giải chi tiết

Lễ hội đua ghe ngo của đồng bào Khơ - me Nam Bộ diễn ra vào ngày rằm tháng Mười âm lịch hàng năm. 

Câu hỏi số 2:
Thông hiểu

Hội đua ghe ngo diễn ra vào thời gian nào?

Đáp án đúng là: B

Câu hỏi:599115
Phương pháp giải

Căn cứ nội dung bài đọc Đua ghe ngo.

Giải chi tiết

Lễ hội đua ghe ngo của đồng bào Khơ - me Nam Bộ diễn ra vào ngày rằm tháng Mười âm lịch hàng năm. Vào trưa ngày rằm, khi nước bắt đầu dâng lên, người hai bên bờ chật kín như nêm cối, tràn xuống mép nước và ghe xuồng đậu dài hơn một cây số.

Câu hỏi số 3:
Thông hiểu

Quang cảnh lễ hội như thế nào?

Đáp án đúng là: D

Câu hỏi:599116
Phương pháp giải

Căn cứ nội dung bài đọc Đua ghe ngo.

Giải chi tiết

- Tiếng trống, tiếng phèng cùng dàn nhạc ngũ âm rộn rã ngân vang.

- Tiếng trống, tiếng loa hòa trong tiếng reo hò, vỗ tay náo động cả một vùng sông nước.

Câu hỏi số 4:
Thông hiểu

Lễ hội đua ghe ngo có ý nghĩa như thế nào với người dân Khơ-me?

Đáp án đúng là: B

Câu hỏi:599117
Phương pháp giải

Căn cứ nội dung bài đọc Đua ghe ngo.

Giải chi tiết

Với đồng bào Khơ-me, hội đua ngo là dịp vui chơi sau những ngày lao động vất vả và là dịp tạ ơn thần Mặt Trời đã ban tặng một năm mưa thuận gió hoà.

Câu hỏi số 5:
Thông hiểu

Từ ngữ nào trong câu “Tiếng trống, tiếng loa náo động cả một vùng sông nước.” trả lời câu hỏi “Như thế nào?”

Đáp án đúng là: C

Câu hỏi:599118
Phương pháp giải

Căn cứ nội dung bài đọc Đua ghe ngo.

Giải chi tiết

Từ ngữ nào trong câu “Tiếng trống, tiếng loa náo động cả một vùng sông nước.” trả lời câu hỏi “Như thế nào?” là náo động.

Câu hỏi số 6:
Thông hiểu

Trong bài đọc có mấy hình ảnh so sánh?

Đáp án đúng là: A

Câu hỏi:599119
Phương pháp giải

Căn cứ nội dung bài đọc Đua ghe ngo.

Giải chi tiết

Hình ảnh so sánh: Vào trưa ngày rằm, khi nước bắt đầu dâng lên, người hai bên bờ chật kín như nêm cối, tràn xuống mép nước và ghe xuồng đậu dài hơn một cây số.

Quảng cáo

>> Học trực tuyến các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh lớp 3 trên Tuyensinh247.com. Cam kết giúp con lớp 3 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com