Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình, Mị
Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình, Mị lại tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc ấy bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao Mị cũng không thấy sợ...
Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mị tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mị chỉ thì thào được một tiếng “Đi ngay...”, rồi Mị nghẹn lại. A Phủ bỗng khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy.
Mị đứng lặng trong bóng tối.
Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc, Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt:
- A Phủ cho tôi đi.
A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói:
- Ở đây thì chết mất.
(Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, tập hai, Nxb Giáo dục, 2011, tr.24)
Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Mị trong đoạn trích trên; tử đó, nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn Tô Hoài được thể hiện trong đoạn trích.
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.
Yêu cầu hình thức:
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.
- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu nội dung:
I. Giới thiệu chung
- Kim Lân là cây bút văn xuôi tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Các sáng tác của ông thiên về chủ đề nông thôn và người nông dân nghèo với ngòi bút phân tích tâm lý nhân vật tài tình.
- Vợ nhặt là một trong những tác phẩm xuất sắc của Kim Lân viết trong bối cảnh nạn đói năm 1945. Tác phẩm đã ngợi ca giá trị tình thần của con người ngay trên bờ vực cái chết.
- Khái quát vấn đề: Cảm nhận về nhân vật Mị trong đoạn trích trên; từ đó, nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn Tô Hoài được thể hiện trong đoạn trích.
II. Phân tích
1. Cảm nhận về nhân vật Mị trong đoạn trích.
* Vị trí đoạn trích: Đoạn trích nằm ở phần cuối cùng của tác phẩm diễn tả hành động của nhân vật Mị trong đêm đông cởi trói cho A Phủ.
* Cảm nhận nhân vật Mị trong đoạn trích:
- Nguyên nhân dẫn đến hành động cắt đứt dây trói cứu A Phủ:
+ A Phủ là một chàng trai khỏe mạnh, ngang tàng dám đánh cả con quan thống lý. Một chàng trai như vậy mà bây giờ phải chảy nước mắt trong đêm mùa đông với một thân thể héo mòn. A Phủ khóc không chỉ vì nỗi đau thể xác mà khóc còn vì sự bất lực, tuyệt vọng. Gọt nước mắt ấy có lẽ giống như một tín hiệu cầu cứu đến Mị.
+ Trông A Phủ Mị nhớ đến mình. Bản thân cô cũng đã từng bị trói đứng như vậy, cũng từng có những lần nước mắt rơi xuống không thể tự lau đi. Nghĩ tới đây Mị thương mình, thương mình rồi mới đến thương A Phủ. Giọt nước mắt của A Phủ lăn tới đâu thì tái tim băng giá của Mị tan chảy ra tới đó.
- Diễn biến tâm lý và hành động cắt dây trói của Mị:
+ Sự căm phẫn: Chúng nó thật độc ác. Chúng nó ở đây có thể hiểu là lũ thống trị bạo tàn -> Sự căm phẫn của những người trong giai cấp bị trị với giai cấp thống trị.
+ Sự phi lý: Người kia việc gì mà phải chết. Tâm trí của Mị dường như tỉnh táo để nhận ra một điều: A Phủ chết là một điều phi lí. A Phủ làm mất một con bò, mạng người mà phải đổi lấy mạng bì? Mạng người từ bao giờ trở nên rẻ mạt như một loài súc vật.
+ Sự bức thiết về mặt thời gian: Chỉ đêm mai thôi là A Phủ chết. Chết đau, chết đói, phải chết. A Phủ đã kiệt quệ lắm rồi, A Phủ tới đây phải chết trong đau đớn, chết trong cái đói, cái rét giống như lũ quỷ gặm nhấm dần chàng trai khỏe mạnh.
-> Tất cả thôi thúc Mị hành động cứu A Phủ. Hành động này hợp tình hợp lý.
- Sự đấu tranh trong tâm lý của Mị: Mị mà cứu A Phủ, Mị sẽ bị trói thay vào cây cột đó. Mị cứu A Phủ thì Mị phải chết. Mị đang đặt mình lên bàn cân số phận với A Phủ. Chỉ một hai canh nữa thôi không thể cứu được nữa. Cuối cùng Mị vẫn quyết định cắt dây trói để cứu A Phủ. Bởi lẽ, A Phủ xứng đáng được cứu; Mị là người bao dung, vị tha, nhân ái; Mị là người quả cảm.
+ Hành động cắt dây trói: Hành động cắt dây trói của Mị thể hiện việc cô đã cắt đứt sợi dây cường quyền, chống lại luật lệ, luật tục. Mị chạy vụt theo A Phủ là chống lại luật tục ngàn năm, luật tục đó còn mạnh hơn cả luật lệ bởi nó đã ăn sâu vào tâm trí con người.
-> Cùng một lúc Mị chống lại cường quyền, đạp đổ thần quyền để đến với đời tự do.
+ Phân cảnh cuối cùng: Hai con người dắt díu nhau chạy trong đêm tối chưa biết đi đâu khiến chúng ta liên tưởng tới hình ảnh cuối cùng trong tác phẩm tắt đèn của Ngô Tất Tố. Chị Dậu chạy ra khỏi căn nhà đó với đêm đen tối mờ mịt như tiền độ của chị. Giống ở chỗ đều là sự giải thoát. Thế nhưng khác ở chỗ, Mị và A Phủ đã chạy tới nơi có tự do.
2. Nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn Tô Hoài được thể hiện trong đoạn trích.
- Tô Hoài đã thể hiện thành công nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật:
+ Đi sâu vào miêu tả nội tâm của nhân vật ngay cả khi nhân vật trong trạng thái dằng xé, đấu tranh tâm lý dữ dội.
+ Khéo léo miêu tả tâm lí dịch chuyển từ khát vọng mãnh liệt đến tê liệt tinh thần và lại hồi sinh trở lại.
…..
III. Kết luận
- Khái quát lại vấn đề nghị luận.
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com