Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

) ……Ngày Tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say,

Câu hỏi số 627154:
Vận dụng cao

) ……Ngày Tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị.

Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả. Mị không biết, Mị vẫn ngồi trở một mình giữa nhà. Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường chơi, mà từ từ bước vào buồng. Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi tết. Mị cũng chẳng buồn đi. Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi, Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mỹ, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường.

Anh ném pao, em không bắt

Em không yêu, quả cao rơi rồi...

 (Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2021, tr 7-8)

Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về sự tinh tế khi diễn tả sự hồi sinh trong tâm hồn nhân vật của nhà văn Tô Hoài.

Phương pháp giải

Vận dụng kiến thức về tác phẩm Vợ chồng A Phủ kết hợp với kĩ năng viết bài văn nghị luận văn học.

Giải chi tiết

I. Mở bài:

* Giới thiệu tác giả, tác phẩm:

- Tác giả: Tô Hoài là một cây bút văn xuôi tiêu biểu của nền văn học hiện đại Việt Nam. Sáng tác của ông chủ yếu viết về đề tài thiếu nhi và cuộc sống của người dân miền núi với sự am hiểu sâu sắc của mình về đời sống sinh hoạt của người dân miền núi. Phong cách sáng tác của ông nột bật ở tài phân tích tâm lý nhân vật mang đậm tính khẩu ngữ.

- Tác phẩm: “Vợ chồng A Phủ” là truyện ngắn nổi tiếng của Tô Hoài được ra đời từ chyến đi thực tế của tác giả cùng bộ đội lên giải phóng Tây Bắc. Tác phẩm đã tái hiện lại nỗi khổ của người dân miền núi dưới ách thống trị. Tác giả đã thể hiện niềm thương cảm của mình đồng thời bày tỏ sự trân trọng đối với sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của con người nơi đây.

* Khái quát vấn đề nghị luận: Phân tích hành động và tâm trạng của nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét nét tinh tế của nhà văn Tô Hoài khi diễn tả sự hồi sinh trong tâm hồn nhân vật Mị.

II. Thân bài:

1. Khái quát chung:

- Khái quát về nhân vật Mị (phẩm chất, số phận...); về nguyên nhân của sự thức tỉnh trong tâm hồn Mị: Không khí mùa xuân, hơi rượu và tiếng sáo...

- Vị trí đoạn trích: Khi về làm dâu nhà thống lí, trong đêm tình mùa xuân sức sống tiềm tàng của Mị trỗi dậy.

2. Cảm nhận hình tượng nhân vật Mị trong đoạn trích:

a. Chuyển biến tâm lí – sự thức tỉnh của tâm hồn.

- Ý thức về giá trị của bản thân và cuộc sống:

+ Lòng ham sống trỗi dậy, khát vọng hạnh phúc bừng tỉnh: Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi.

+ Phản kháng với hoàn cảnh thực tại: Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này Mị sẽ ăn cho chết ngay chứ không buồn nhớ lại.

+ Mị thực sự hồi sinh và ý thức rất rõ hoàn cảnh đau xót của mình: Nhớ lại chỉ thấy nước mắt ứa ra.

+ Tiếng sáo trở thành nốt nhạc, chất xúc tác để phản ứng đi chơi của Mị diễn ra nhanh hơn.

- Sự trỗi dậy của Mị với tinh thần phản kháng mạnh mẽ:

+ Hành động thức tính: Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào địa đèn cho sáng.

+ Sự hồi sinh, bản năng làm đẹp, phần nữ tính trở về nguyên vẹn trong Mị: Quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái cái váy hoa vắt ở phía trong vách, nổi loạn muốn đi

chơi tết” chấm dứt sự tù đày => Điểm sâu sắc nhất trong cuộc hồi sinh của Mị.

+ Hiện thực không trói được trái tim Mị, khi bị A Sử trói, lòng Mị vẫn lửng lơ theo tiếng sáo, tiếng hát của tình yêu đến những đám chơi.

-> Tâm hồn chai sạn của Mị đã sống lại, Mị luôn tiềm tàng sức sống mãnh liệt. Sức sống ấy luôn âm trong lòng người con gái Tây Bắc và chỉ chờ có cơ hội để bùng lên mạnh mẽ. Dù sự nổi loạn của Mị không thể giải thoát số phận cô nhưng đây là nền tảng nhóm lên thêm ngọn lửa sức sống trong cô, để sức sống không lụi tắt hẳn, chuẩn bị cho một sự phản kháng trong tương lai: Cắt dây trói cứu A Phủ và giải thoát cho chính mình trong đêm mùa đông.

-> Đoạn trích trên đã góp phần thể hiện giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm.

b. Khái quát nghệ thuật

Miêu tả tâm lí nhân vật tỉ mỉ, chân thực, khả năng phân tích tâm lí nhân vật, sự am hiểu về phong tục và con người Tây Bắc, ngôn ngữ, lối trần thuật rất tự nhiên, câu văn giàu tính tạo hình, lời văn thấm đẫm cảm xúc...

3. Nhận xét nét tinh tế của Tô Hoài khi diễn tả sự hồi sinh trong tâm hồn Mị.

– Thành công của nhà văn chính là việc khắc họa nội tâm nhân vật chủ yếu bàng tâm trạng.

+ Chỉ bằng một sự khai thác tinh tế nơi sự thay đổi cảnh sắc mùa xuân đất trời, mùa xuân nơi bản làng, người đọc như thấy được nó đã tác động như thế nào đến tâm hồn nguội lạnh của người đàn bà kia.

+ Cả trong đêm ấy, hành động của Mị được tác già miêu tả rất ít, ngắn gọn, những nó đã thật sự gây hứng thú cho người đọc khi dõi theo từng cử chỉ, từng kí ức, từng việc làm của Mị trong đêm mùa xuân ấy.

III. Kết bài

- Khẳng định lại nội dung nghệ thuật.

Tham Gia Group Dành Cho 2K7 luyện thi Tn THPT - ĐGNL - ĐGTD

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com