“Cỏ dại quen nắng mưa Làm sao mà giết được Tới mùa nước dâng Cỏ thường ngập trước Sau
“Cỏ dại quen nắng mưa
Làm sao mà giết được
Tới mùa nước dâng
Cỏ thường ngập trước
Sau ngày nước rút
Cỏ mọc đầu tiên”
Câu thơ nào trong ý nghĩ vụt lên
Khi tôi bước giữa một rừng cỏ dại
Không nhà cửa. Không bóng cây. Tìm lối
Cứ cường hào rẽ cỏ mà đi. […].
Trong cuộc đời bình yên tựa nghìn xưa
Gần gũi nhất vẫn là cây lúa
Trưa nắng khát ước về vườn quả
Lúc xa nhà nhớ một dáng mây
Một dòng sông, ngọn núi, rừng cây
Một làn khói, một mùi hương trong gió…
Có mấy ai nhớ về ngọn cỏ
Mọc vô tình trên lối ta đi
Dẫu nhỏ nhoi không đáng nhớ làm chi
Không nghĩ đến nhưng mà vẫn có.
(Xuân Quỳnh, Cỏ dại, dẫn theo https://www.thivien.net)
Trả lời cho các câu 628538, 628539, 628540, 628541 dưới đây:
Vận dụng các kiến thức đã học về các phương thức biểu đạt.
Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.
Đọc, tìm ý.
Những từ ngữ diễn tả đặc điểm của cỏ dại trong đoạn trích: quen nắng mưa, cỏ ngập trước, cỏ mọc đầu tiên.
Vận dụng kiến thức đã học về biện pháp tu từ.
Gợi ý:
- Biện pháp tu từ: Điệp ngữ, liệt kê.
- Tác dụng: Nhấn mạnh nỗi nhớ những cảnh vật thân thuộc khi xa quê hương.
Phân tích, lý giải, tổng hợp.
Học sinh tự trình bày suy nghĩ của mình, có lý giải phù hợp.
Gợi ý:
Hình ảnh cỏ dại trong đoạn trích có thể là hình ảnh đại diện cho ý chí của con người. Dẫu nhỏ bé nhưng luôn kiên cường.
- Cỏ dại quen nắng mưa cũng giống như khi con người đã trải qua nhiều thử thách thì không dễ dàng bị khuất phục.
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com