Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: "Hảo danh là từ có ý nghĩa tiêu cực. Đầu tiên là anh
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
"Hảo danh là từ có ý nghĩa tiêu cực. Đầu tiên là anh coi trọng danh tiếng trên mức cần thiết. Thứ hai là anh coi trọng danh tiếng trên mức mà anh có. Có lẽ, hảo danh phản ánh cả hai khía cạnh đó", TS. Nguyễn Sĩ Dũng – Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội chia sẻ.
Xét trên nghĩa tích cực, ai cũng có nhu cầu trở thành một người có giá trị, có đóng góp cho cộng đồng, xã hội. Lập danh là một khát vọng chính đáng nếu khẳng định bằng chính năng lực của mình và được xã hội công nhận. Ngược lại, cái danh trở thành phương tiện thay vì mục tiêu, nó trở thành một thứ hàng hóa, từ đó lệch lạc giá trị đích thực.
"Công danh không phải cho cá nhân mà là cống hiến cho tổ quốc, cho cộng đồng thì danh tiếng mới có giá trị. Giá trị của một doanh nghiệp, một con người, cộng đồng được xác định một cách chính xác, nhân văn, chứ không phải là đi quảng bá, tuyên truyền rầm rộ. Điều đó không được", PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ - Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học – nghệ thuật trung ương cho biết.
Hội nghị văn hóa toàn quốc đã xác định giá trị của con người Việt Nam thời kỳ đổi mới, cần có giả trị cốt lõi là yêu nước, đoàn kết, tự cường, nghĩa tình, trung thực, trách nhiệm, kỷ cương và sáng tạo. Trung thực là một phẩm chất quan trọng. Muốn xây dựng nó phải nhận diện và thay đổi thói hảo danh. Hảo danh không chỉ kéo theo thói hư tật xấu mà còn khiến cho những người có năng lực thực sự sẽ cảm thấy tiêu cực, chán nản và mất ý chí phấn đấu. Chúng ta cần phải xứng đáng với những danh hiệu chúng ta có.
(Trích Hảo danh nằm sâu trong nguồn gốc của văn hóa người Việt. Báo điện tử Vtv.vn ngày 06/04/2023)
Trả lời cho các câu 628596, 628597, 628598, 628599 dưới đây:
Vận dụng các kiến thức đã học về các phương thức biểu đạt đã học.
Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.
Đọc, tìm ý.
Theo đoạn trích, giá trị cốt lõi của con người Việt Nam trong thời kì đổi mới là yêu nước, đoàn kết, tự cường, nghĩa tình, trung thực, trách nhiệm, kỷ cương và sáng tạo.
Vận dụng kiến thức đã học về biện pháp tu từ.
Học sinh trình bày theo ý hiểu của bản thân, có lý giải phù hợp.
Gợi ý:
- Thói hảo danh là thói quen xem cái danh trở thành phương tiện thay vì mục tiêu, nó trở thành một thứ hàng hóa, từ đó lệch lạc giá trị đích thực. Người ta chú trọng đến quảng bá, tuyên truyền hơn là nỗ lực.
- Nếu những người bản chất không có năng lực mà lại được tung hô như một “hảo hán” thì những người thực sự có năng lực sẽ cảm thấy hoài nghi, tiêu cực.
- Bản thân những người có năng lực lại phải đứng ngang hàng thậm chí không bằng những kẻ hảo danh (có danh mà không có thực) sẽ khiến họ không muốn cố gắng hay phấn đấu thêm nữa.
Phân tích, lý giải, tổng hợp.
Học sinh tự trình bày theo quan điểm cá nhân, có lý giải.
Gợi ý:
- Đồng tình.
- Công danh thực sự có giá trị khi nó đóng góp được cho tổ quốc, cho cộng đồng mang lại lợi ích cho cộng đồng. Công danh không mang lại lợi ích cho xã hội thì chỉ là thói hảo danh.
……
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com