Một nhóm các nhà khoa học thực hiện lại thí nghiệm của Meselson và Stahl (1958) để nghiên cứu
Một nhóm các nhà khoa học thực hiện lại thí nghiệm của Meselson và Stahl (1958) để nghiên cứu mô hình nhân đôi của ADN. Họ đã nuôi vi khuẩn E. coli trong môi trường chỉ có nitơ đồng vị nặng (N15), sau đó chuyển sang môi trường chỉ có nitơ đồng vị nhẹ (N14), tách ADN sau mỗi thế hệ và ly tâm. Kết quả thu được các băng ADN có trọng lượng và tỷ lệ khác nhau như hình sau:
I. Ở thế hệ thứ tư, người ta thu được kết quả thí nghiệm băng B và băng C lần lượt là 12,5% và 87,5%.
II. Thí nghiệm trên chứng minh được quá trình nhân đôi ADN thực hiện theo nguyên tắc bán bảo toàn.
III. Tiếp tục thí nghiệm, đến thế hệ thứ 6 băng B hoàn toàn biến mất.
IV. Ở thế hệ thứ 5, người ta chuyển sang môi trường N15 thì sau phải sau 2 thế hệ tiếp theo băng A mới xuất hiện trở lại.
Đáp án đúng là: B
Vận dụng kiến thức đã học về đặc điểm của quá trình nhân đôi ADN.
Quá trình nhân đôi ADN tuân theo nguyên tắc bán bảo toàn, tức là ADN mới được tổng hợp có một mạch là mạch từ ADN ban đầu và một mạch mới được tổng hợp.
Giả sử số phân tử ADN ban đầu trong môi trường chứa N15 là .
I đúng. Sau 4 thế hệ, tổng số phân tử ADN trong ống nghiệm là: x . 24 = 16
Trong đó, số phân tử ADN chứa mạch N15 là 2.
Số phân tử ADN chỉ chứa mạch N14 là 14.
→ Tỉ lệ băng B (phân tử ADN chứa N15 và N14) là: 2/16 = 12,5%.
II đúng.
III sai. Băng B sẽ không bao giờ biến mất vì phân tử ADN ban đầu có 2 mạch N15 nên dù sau m thế hệ, số phân tử ADN chứa mạch N15 vẫn là 2.
IV sai, vì nếu chuyển sang môi trường N15 từ thế hệ thứ 5 thì chỉ cần sau 1 thế hệ, phân tử ADN chứa cả 2 mạch N15 sẽ xuất hiện.
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com