Viết bài văn khoảng ba trang giấy thi trình bày cảm nhận của em về hai đoạn thơ sau đây: Giờ
Viết bài văn khoảng ba trang giấy thi trình bày cảm nhận của em về hai đoạn thơ sau đây:
Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?...
(Bằng Việt, Bếp lửa, SGK Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2021, tr. 145)
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chỉ người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
(Nguyễn Duy, Ánh trăng, SGK Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2021, tr. 156)
Phân tích, tổng hợp.
1. Giới thiệu chung về tác giả,tác phẩm và đoạn trích
- Nhà thơ Bằng Việt, bài thơ “Bếp lửa” và đoạn thơ cuối.
- Nhà thơ Nguyễn Duy, bài thơ Ánh trăng và khổ thơ cuối.
2. Phân tích, cảm nhận
* Cảm nhân đoạn thơ kết “Bếp lửa”
- Bài thơ là lời tự bạch của người châu khi đã trưởng thành
+ Hoàn cảnh sống, cuộc sống đã đổi thay: già cháu đã đi xa ( điệp từ "có" trăm”+ cùng biện pháp liệt kê khói trăm tàu, niềm vui trăm ngả,…đã nhấn mạnh cuộc sống đủ dầy, tiện nghi, hiện đại với bao điều thú vị, mới mẻ mà cháu đang được trải nghiệm ở phương xa.
+ Nỗi niềm của người cháu: phủ định từ “vẫn"; cụm từ "chẳng lúc nào quên”, sự tương phản giữa hiện tại và quá khứ, giữa cuộc sống hiện đại, đủ đầy với bếp lửa bình dị của bà + câu hỏi “Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?...+ dầu chấm lửng kết thúc đoạn thơ ... cho thấy nỗi nhớ về bà, về bếp lửa luôn thường trực, khắc khoải trong tâm hồn cháu. Nghĩa tình sâu đậm ấy đã vượt lên trên khoảng cách về thời gian, không gian...
- Đoạn thơ vừa thể hiện tình yêu thương, nỗi nhớ vô bờ của cháu dành cho bà vừa thể hiện sâu sắc đạo là “uống nước nhớ nguồn”.
* Cảm nhận khổ thơ trong bài “Ánh trăng”:
- Khổ thơ thể hiện rõ tính triết lí và chiều sâu suy ngẫm của bài thơ.
+ Hai câu thơ đầu: nghệ thuật tương phản giữa trăng và con người; trợ từ "cứ"; cụm từ "tròn vành vạnh “ giàu sức tới, nghệ thuật nhân hóa qua cụm từ “kể chi ..”. cho thấy sự vị tha, bao dung, độ lượng của trăng trước sự bội bạc của con người. Lòng người hao khuyết còn trắng vẫn luôn tròn đầy, tình nghĩa, thủy chung.
+ Hai cầu kết mang nặng những suy tư, triết lí: ánh trăng được nhân hóa “im phăng phắc” đầy nghiêm khắc nhưng cũng rất bao dung, độ lượng khiến cho con người giật mình tỉnh thức; cái "giật mình ” có ý nghìa sâu sắc: đó là cái giật mình của hương tâm, thể hiện sự trăn trở, đấu tranh với chính mình để sống tốt hơn.
- Khổ thơ dồn nên bao tâm sự, suy ngẫm, triết lí sâu sắc. Qua đó, nhà thơ muốn gửi gắm đến mọi người về lẽ sống ân nghĩa, thủy chung, về đạo lí tuống nước nhớ nguồn.
3. Đánh giá chung
- Hai đoạn thơ được viết bởi hai nhà thơ, trong những hoàn cảnh rất khác nhau nhưng lại có điểm gặp
+ Đều nằm gặp gỡ thú vị ở đoạn khổ kết của mỗi bài thơ, kết tinh tư tưởng chủ đề của tác phẩm.
+ Đều gửi gắm thông điệp về tình cảm thủy chung ân nghĩa với quá khứ, với cội nguồn. Thông điệp này đều tạo nên cho hai đoạn thơ nói riêng, cho cả bài thơ nói chung chiều sâu tư tưởng và ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
- Bên cạnh đó, mỗi nhà thơ, qua đoạn khổ thơ lại có những tìm tòi, thể hiện riêng của mình:
+ Đoạn cuối bài “Bếp lửa". Thể thơ tự do với giọng điệu thiết tha, sâu lắng, ngôn ngữ biểu cảm, kết hợp miêu tả và tự sự...đã tập trung thể hiện sâu sắc tính cảm bà cháu thiêng liêng, đẹp đẽ. Đó là tình cảm thường trực, chưa lúc nào nguôi ngoai. Tình yêu thương, lòng biết ơn đối với bà chính là biểu hiện cụ thể của tình yêu thương, sự gắn bó với gia đình, quê hương, đất nước.
+ Khổ cuối bài "Ánh trăng". Thể thơ năm chữ, giọng điệu thơ trầm lắng chất suy tư, thể hiện những trăn trở của nhân vật trữ tình về bản thân. Từ một câu chuyện riêng, tiếng thơ của Nguyễn Duy như một lời cảnh tỉnh, nhắc nhở thấm thía về là sống ân nghĩa thủy chung, đạo lí truyền thống uống nước nhớ nguồn
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com