Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Viết bài văn phân tích bài thơ sau:

GIỄU NGƯỜI THI ĐỖ

Một đàn thằng hỏng đứng mà trông,

Nó đỗ khoa này có sướng không!

Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt,

Dưới sân ông cử... ngỏng đầu rồng.

(Trần Tế Xương, in trong Tổng tập văn học Việt Nam, tập 14, Đặng Đức Siêu sưu tầm, biên soạn, Sđd, tr. 1223)

(* Tác giả:

- Trần Tế Xương 1870-1907.

- Quê: Vị Xuyên, Mĩ Lộc, Nam Định.

- Được gọi là Tú Xương (đỗ Tú Tài), có tài nhưng lận đận thi cử.

- Ông thi hỏng 3 lần trước khi đỗ Tú tài, sau đó không thể lên được cử nhân dù rất kiên trì theo đuổi.

* Tác phẩm:

- Trên 100 bài, chủ yếu thơ Nôm viết bằng nhiều thể thơ, một số bài tế, phú, đối, …

- Một số tác phẩm: Thương vợ; Ông cò; …

- Phong cách: kết hợp hài hòa hiện thực trào phúng và trữ tình, giọng thơ châm biếm sâu cay, tạo nên bức tranh hiện thực.

- HCST: Năm 1897 (năm Đinh Dậu), kì thi Hương 3 năm một lần ở Hà Nội bị Pháp bãi bỏ để tổ chức chung cho trường Nam Định và trường Hà Nội.

- Bối cảnh lịch sử: Pháp xâm lược, văn hoá phương Tây du nhập, mất đi nhiều giá trị truyền thống).

Câu 649959: Viết bài văn phân tích bài thơ sau:


GIỄU NGƯỜI THI ĐỖ


Một đàn thằng hỏng đứng mà trông,


Nó đỗ khoa này có sướng không!


Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt,


Dưới sân ông cử... ngỏng đầu rồng.


(Trần Tế Xương, in trong Tổng tập văn học Việt Nam, tập 14, Đặng Đức Siêu sưu tầm, biên soạn, Sđd, tr. 1223)


(* Tác giả:


- Trần Tế Xương 1870-1907.


- Quê: Vị Xuyên, Mĩ Lộc, Nam Định.


- Được gọi là Tú Xương (đỗ Tú Tài), có tài nhưng lận đận thi cử.


- Ông thi hỏng 3 lần trước khi đỗ Tú tài, sau đó không thể lên được cử nhân dù rất kiên trì theo đuổi.


* Tác phẩm:


- Trên 100 bài, chủ yếu thơ Nôm viết bằng nhiều thể thơ, một số bài tế, phú, đối, …


- Một số tác phẩm: Thương vợ; Ông cò; …


- Phong cách: kết hợp hài hòa hiện thực trào phúng và trữ tình, giọng thơ châm biếm sâu cay, tạo nên bức tranh hiện thực.


- HCST: Năm 1897 (năm Đinh Dậu), kì thi Hương 3 năm một lần ở Hà Nội bị Pháp bãi bỏ để tổ chức chung cho trường Nam Định và trường Hà Nội.


- Bối cảnh lịch sử: Pháp xâm lược, văn hoá phương Tây du nhập, mất đi nhiều giá trị truyền thống).

Câu hỏi : 649959

Quảng cáo

Phương pháp giải:

Phân tích, tổng hợp.

  • (0) bình luận (0) lời giải
    ** Viết lời giải để bạn bè cùng tham khảo ngay tại đây

    Giải chi tiết:

    1. Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Trần Tế Xương, hoàn cảnh ra đời bài thơ Giễu người thi đỗ.

    2. Thân bài

    * Ý 1: Hai câu thơ đầu:

    + Đối tượng của tiếng cười trào phúng: các sĩ tử (trọng tâm là các sĩ tử thi đỗ).

    + Biện pháp nghệ thuật được sử dụng để tạo ra tiếng cười trào phúng: cách dùng từ ngữ suồng sã, thô mộc; dùng câu cảm thán. Trong hai câu thơ đầu, những từ ngữ tác giả dùng để gọi các sĩ tử là một đàn thằng hỏng (các sĩ tử thi trượt), nó (các sĩ tử đỗ đạt). Sắc thái nghĩa của các từ ngữ đó:

    Một đàn thằng hỏng: sắc thái suồng sã, thô mộc.

    Nó: sắc thái suồng sã.

    => Có thể thấy, các sĩ tử dù đỗ đạt hay hỏng thi đều được nhà thơ gọi bằng những từ ngữ suồng sã, có ý coi thường.

    * Ý 2: Hai câu thơ cuối:

    + Đối tượng của tiếng cười trào phúng: các sĩ tử thi đỗ (ông cử), bọn thực dân (bà đầm).

    + Thủ pháp đối: Hình thức hai vế đối có vẻ ngược nhau (trên – dưới, bà – ông, đít – đầu, vịt - rồng) nhưng đều khắc hoạ những nhân vật đáng bị đem ra chế giễu, trào lộng. - Cách sắp xếp bà đầm, trên ghế ở câu thơ trước; ông cử, dưới sân ở câu thơ sau vừa khớp với trật tự trên – dưới, vị trí của hai nhân vật trong không gian thực, vừa lột tả được sự thảm hại đến đáng thương của cái “đầu rồng” đỗ đạt, ở vị trí thấp hơn cái mông của một nhân vật đại diện cho bè lũ thực dân ngoại bang. Đây là những hình tượng thơ mang tính biểu trưng rõ nét cho thực trạng đen tối của dân tộc ta dưới chế độ thực dân nửa phong kiến.

    * Giọng điệu của tiếng cười trào phúng trong bài thơ là đả kích. Những dấu hiệu thể hiện giọng điệu đả kích trong bài thơ:

    - Sử dụng những từ ngữ suồng sã, khinh thị: một đàn thằng hỏng, nó, đít, ngỏng,... thể hiện thái độ khinh ghét quyết liệt, nhằm mục đích cảnh tỉnh sự tha hoá đạo đức đang diễn ra tràn lan trong xã hội đương thời.

     

    - Sử dụng hình ảnh có tính chất suồng sã, thô mộc: ngoi đít vịt, ngỏng đầu rồng, thể hiện sự phủ nhận gay gắt giá trị của nhân vật (một bên là vợ một viên quan sứ khả kính, một bên là người đỗ đạt danh vọng).

    3. Kết bài: Khẳng định giá trị, ý nghĩa của bài thơ.

    Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay
Xem bình luận

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 8 trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 8 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com