Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: "Hài hước cũng phải học, học để thưởng thức

Câu hỏi số 650025:
Vận dụng

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

"Hài hước cũng phải học, học để thưởng thức được cái hài, học để diễn được cái hài. Chính khách nhiều nước phải thuê thầy riêng đến nhà dạy cách pha trò hài hước. Hài để làm cho việc tuyên truyền được vui vẻ tự nhiên đậm đà ý nhị. Hài để tấn công đối thủ cũng đang đi vận động tuyên truyền lấy phiếu cử tri. Hài để đá bóng về sân đối phương. Hài để gỡ bí trong tình huống trớ trêu khó xử. Lúc ấy mà mặt khó đăm đăm thì chắc chắn sẽ liệt, sẽ mất điểm.

Chính khách khi nói một câu hóm hỉnh chưa chắc đã thực lòng nói, diễn đấy. Nghệ sĩ nhân dân đấy nghệ sĩ ưu tú đấy. Nhưng cái hóm hỉnh hài hước ấy thuyết phục được cử tri và công chúng, vậy là đạt được mục đích.

Cao hơn cả diễn nữa, là mình có khả năng hiểu được cái hài, thích cái hài, thấm được cái hài, mình cười một cách tự nhiên, pha trò một cách tự nhiên. Đấy là của trời cho. Đấy là người được thiên phú. Một tiếng cười bằng mười thang thuốc bổ".

(Trích Không biết cười – Hồ Anh Thái, Lang thang trong chữ, Nxb Trẻ, 2015, tr. 56)

1. Chủ đề của đoạn văn là gì?

2. Tác giả đã nói về những tác dụng gì của cái hài và nói với giọng điệu ra sao? Hãy liệt kê các yếu tố hình thức cho phép anh (chị) nhận ra giọng điệu ấy.

3. Trong đoạn văn, từ "diễn" được tác giả dùng đến ba lần. Anh (chị) hiểu như thế nào về hàm nghĩa của từ này?

4. Từ điều tác giả Hồ Anh Thái gợi mở, hãy viết một đoạn văn khoảng 5 - 7 câu nói về ý nghĩa của cái hài trong cuộc sống.

Phương pháp giải

Căn cứ bài đọc hiểu, phân tích.

Giải chi tiết

1. Chủ đề của đoạn văn: Sự cần thiết của việc học cách hài hước.

2.

Tác dụng của cái hài, theo tác giả: hài giúp cho việc tuyên truyền, vận động diễn ra dễ dàng, tự nhiên; hài giúp giữ được thế chủ động trong giao tiếp; hài góp phần gỡ bí trong những tình huống khó xử; hài tạo không khí thoải mái trong cuộc sống; hài có lợi cho sức khỏe...

Giọng điệu của tác giả: hài hước. Các dấu hiệu nhận biết: dùng từ lấp lửng đa nghĩa (từ diễu); dùng lối diễn đạt kiểu "lật tẩy" (tấn công đối thủ, đá bóng về sân đối phương, gỡ bí...); dùng tiểu từ tình thái (đấy) rất đúng chỗ v.v.

3.

Giá trị biểu đạt của từ "diễn": biến hóa nghĩa theo từng lần được sử dụng, ban đầu chỉ hành vi của cái hài sự thực, sau đó chỉ hành vi "diễn trò", hành vi "làm hề" của một đối tượng nào đó.

4.

- Cái hài rất cần thiết, bởi nó có tác dụng giải tỏa những điều nặng nề trong cuộc sống.

- Cái hài như một thứ vũ khí, tấn công những thói hư tật xấu, những điều đáng phê phán.

- Cái hài biểu thị niềm lạc quan rất cần thiết của con người trong nhiều tình huống.

=> Vì thế, chúng ta đều cần học cách cười: cười đúng lúc, đúng chỗ, đúng đối tượng...

Câu hỏi:650025

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 8 trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 8 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com