Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Viết bài văn phân tích bài thơ sau: TIẾN SĨ GIẤY Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai. Cũng gọi

Câu hỏi số 650031:
Vận dụng cao

Viết bài văn phân tích bài thơ sau:

TIẾN SĨ GIẤY

Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai.

Cũng gọi ông nghè có kém ai.

Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng,

Nét son điểm rõ mặt văn khôi.

Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ?

Cái giá khoa danh ấy mới hời!

Ghế tréo, lọng xanh ngồi bảnh choẹ,

Nghĩ rằng đồ thật, hoá đồ chơi!

Nguyễn Khuyến

Phương pháp giải

Phân tích, tổng hợp.

Giải chi tiết

1. Mở bài: Giới thiệu chung.

2. Thân bài:

* Hai câu đề tái hiện chân dung ông tiến sĩ giấy với những nét phác thảo đầu tiên:

Cũng cờ cũng biển cũng cân đai

Cũng gọi ông nghè có kém ai

- Ông tiến sĩ giấy hiện lên với đầy đủ những vật dụng cao quý vua ban cho vật dụng để vinh quy bái tổ hết sức uy nghi và danh giá

- Tuy nhiên, gắn liền với những vật dụng ấy lại là điệp từ “cũng” lặp lại 4 lần gây ấn tượng với người đọc

+ Ở lớp nghĩa bề mặt, từ cũng là lời khen, rằng đồ chơi hình nộm ông tiến sĩ giấy giống y như thật

+ Ở lớp nghĩa hàm ẩn, từ “cũng” lại mang sắc thái chế giễu, mỉa mai, rằng ông nghè danh giá “có kém ai” kia hóa ra chỉ là đồ giả, đồ giả mà giống thật.

* Hai câu thực tập trung giải thích cụ thể về sự thật – giả:

Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng

Nét son điểm rõ mặt văn khôi

- Cấu trúc song hành- đối lập vạch trần thực chất của những ông tiến sĩ giấy:

+ Mảnh giấy- thân giáp bảng: Thân giáp bảng danh giá, uy nghi hóa ra chỉ được cắt dán, chắp vá từ những mảnh giấy vụn, giấy bỏ.

+ Nét son- mặt văn khôi: Mặt văn khôi quý hiển, rạng rỡ hóa ra lại được bôi quyệt, sơn vẽ từ vài nét son xanh đỏ

- Từ đây, tác giả đã khẳng định tính chất rẻ mạt, vô nghĩa của danh hiệu tiến sĩ trong hoàn cảnh đương thời

* Hai câu luận chuyển từ miêu tả khách quan sang đánh giá chủ quan:

Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ

Cái giá khoa danh ấy mới hời

- Hai cụm từ “sao mà nhẹ”, “ấy mới hời” đã khẳng định giá trị rẻ mạt của ông nghè khi mang ra để cân đong đo đếm.

- Đằng sau những lời châm biếm ấy là nỗi xót đau không cùng của nhà thơ. Bởi thần tượng của cả một thể chế xã hội từng được vinh danh suốt mấy trăm năm bỗng chốc bị lật nhào, đổ vỡ tan tành.

* Hai câu kết mang sắc thái của tiếng chửi thẳng thừng, trực diện, hướng tới những kẻ “hữu danh vô thực”

Ghế tréo lọng xanh ngồi bảnh chọe

Tưởng rằng đồ thật hóa đồ chơi

- Câu 7 là lần “nâng lên” cuối cùng, tái hiện ông nghè xuất hiện trong sự phô trương hình thức, tạo dáng oai phong “ngồi bảnh chọe” giữa “ghế tréo lọng xanh”

- Để rồi câu cuối là đòn hạ bệ chí mạng giáng xuống những kẻ hợm hĩnh: cấu trúc “nghĩ (tưởng)… hóa…” đã mỉa mai, dè bỉu chúng chỉ là “đồ chơi”- đồ bỏ, đồ dởm, đồ vô tích sự

3. Kết bài:

- Giá trị nội dung: Thông qua đồ chơi hình nộm ông tiến sĩ giấy, tác giả đã:

+ Châm biếm những kẻ mang danh tiến sĩ mà rỗng tuếch, vô dụng;

+ Tự trào những bậc đại quan mà phải bất lực nhìn thời cuộc xoay vần giống như mình.

- Đặc sắc nghệ thuật:

+ Tác giả đã sử dụng lối thơ song quan bật ra ý nghĩa châm biếm phê phán sâu sắc.

+ Ngôn ngữ thơ đầy biến hóa phù hợp với lối thơ song quan.

+ Giọng điệu thơ phong phú.

Câu hỏi:650031

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 8 trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 8 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com