Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Đọc câu chuyện “Thi nói khoác” và xác định thủ pháp gây cười của tác giả dân gian Một

Câu hỏi số 652939:
Vận dụng

Đọc câu chuyện “Thi nói khoác” và xác định thủ pháp gây cười của tác giả dân gian

Một hôm được nghỉ, bốn quan họp nhau đánh chén, nhân lúc cao hứng liền mở một cuộc thi nói khoác. Quan thứ nhất nói:

– Tôi còn nhớ, ngày tôi nhậm chức ở huyện nọ, tôi được trông thấy một con trâu to lắm, nó liếm một cái hết cả sào mạ!

Quan thứ hai nói:

– Thế đã lấy gì làm lạ. Tôi còn trông thấy một sợi dây thừng to gấp mười cái cột đình làng này!

Quan thứ nhất biết ông kia nói lỡm mình, bèn chịu thua và giục quan thứ ba lên tiếng:

Quan thứ ba nói:

– Tôi đã từng thấy một cây cầu dài lắm, đứng đầu này không thể trông thấy đầu kia. Chỉ biết rằng có hai bố con nhà nọ, kẻ ở bên này, người ở bên kia mà chẳng bao giờ gặp nhau được. Lúc ông bố chết, người con nghe tin, vội vã sang đưa đám ma, nhưng khi qua cầu sang đến nơi thì đã đoạn tang được ba năm rồi!

Đến lượt quan thứ tư:

– Thế kể cũng đã ghê đấy. Nhưng tôi lại còn trông thấy một cái cây cao khủng khiếp lắm! Cứ biết rằng trứng chim ở ngọn cây rơi xuống mới đến nửa chừng, chim đã nở đủ lông đủ cánh và đã bay đi rồi.

Quan thứ ba hiểu ý, muốn nói cây dùng để làm cái cầu mình nói, đành chịu thua.

Bốn ông quan đắc ý, vỗ đùi cười ha hả.

Bỗng có tiếng thét thật to làm các quan giật bắn người:

– Đồ nói láo cả! Lính đâu? Trói cả chúng nó lại cho ta!

Các quan sợ run cầm cập, ngơ ngác nhìn trước nhìn sau xem ai thì té ra là anh lính hầu. Lúc ấy, quan mới lớn giọng:

– Thằng kia, mày định trói ai thế?

– Bẩm quan, con thấy các quan thi nhau nói khoác thì con cũng nói khoác chơi đấy ạ!

Phương pháp giải

Phân tích.

Giải chi tiết

- Kết hợp khéo léo lời người kể chuyện và lời nhân vật, lời của các nhân vật với nhau tạo nên những đối sánh bất ngờ, hài hước

- Tình huống:

+ 4 ông quan ngồi đánh chén cao hung mở cuộc thi nói khoác -> mục đích cuộc thi vô nghĩa, vô bổ đặc biệt là với vị trí là những vị quan.

+ Ông quan thứ 2 và thứ 4 chọc ngoáy ông quan thứ 1 và thứ 3:

Tôi còn nhớ, ngày tôi nhậm chức ở huyện nọ, tôi được trông thấy một con trâu to lắm, nó liếm một cái hết cả sào mạ! Thế đã lấy gì làm lạ. Tôi còn trông thấy một sợi dây thừng to gấp mười cái cột đình làng này! Tôi đã từng thấy một cây cầu dài lắm, đứng đầu này không thể trông thấy đầu kia. Chỉ biết rằng có hai bố con nhà nọ, kẻ ở bên này, người ở bên kia mà chẳng bao giờ gặp nhau được. Lúc ông bố chết, người con nghe tin, vội vã sang đưa đám ma, nhưng khi qua cầu sang đến nơi thì đã đoạn tang được ba năm rồi! Thế kể cũng đã ghê đấy. Nhưng tôi lại còn trông thấy một cái cây cao khủng khiếp lắm! Cứ biết rằng trứng chim ở ngọn cây rơi xuống mới đến nửa chừng, chim đã nở đủ lông đủ cánh và đã bay đi rồi.

+ Câu chuyện kết thúc bằng sự việc anh lính hầu giả vờ: “Đồ nói láo cả! Lính đâu? Trói cả chúng nó lại cho ta!” khiến cả 4 ông quan sợ run cầm cập.

=> Bản thân các ông quan là người nói khoác, chọc ngoáy nhau nhưng lại bị dọa bởi lời nói của 1 anh lính hầu => “gậy ông đập lưng ông” => Lật tẩy sự chây ì, lười biếng với những thú vui vô bổ của các vị quan

- Sử dụng biện pháp tu từ: Tác giả sử dụng khéo léo biện pháp tu từ khoa trương phóng đại trong các lời nói của 4 ông quan cùng người lính hầu => người đọc vừa nhận ra được sự nghịch lí, bóc mẽ lẫn nhau của các nhân vật nhưng cũng vừa hài hước, dí dỏm.

=> Câu chuyện là đoạn đối thoại giữa các vị quan với nhau. Ông nào cũng nói khoác, phóng đại sự thật lên để rồi không ai chịu thua ai, nhưng họ lại thua bởi chính câu nói của anh lính canh.

Câu hỏi:652939

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 8 trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 8 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com