Nhà văn sáng tạo nhân vật để gửi gắm tư tưởng tình cảm và quan niệm của mình về cuộc
Nhà văn sáng tạo nhân vật để gửi gắm tư tưởng tình cảm và quan niệm của mình về cuộc đời.
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm rõ ý kiến bằng các tác phẩm văn học mà em đã học và đọc thêm.
Phân tích, giải thích, bàn luận, …
1. Giải thích: Vai trò, ý nghĩa của nhân vật trong truyện ngắn: góp phần thể hiện tư tưởng, tình cảm và quan niệm của nhà văn về cuộc đời.
– “Sáng tạo nhân vật”: là hoạt động xây dựng nhân vật nghệ thuật trong tác phẩm văn học.
– “Tư tưởng”: Nhận thức, lí giải và thái độ của nhà văn với đối tượng, những vấn đề nhân sinh đặt ra trong tác phẩm.
– “Tình cảm” (thẩm mĩ): Những rung động, cảm xúc đối với thực tại, bộc lộ toàn bộ thế giới tinh thần cũng như cá tính và kinh nghiệm sống của nhà văn.
– “Quan niệm” (nghệ thuật về cuộc đời): Nguyên tắc tìm hiểu, cắt nghĩa thế giới và con người, thể hiện ở điểm nhìn nghệ thuật, ở chủ đề sáng tác, ở kiểu nhân vật và mqh giữa các nhân vật, cách xử lí các biến cố …của nhà văn.
2. Phân tích nhân vật:
– Chọn được nhân vật đặc sắc.
– Phân tích qua các khía cạnh; ngoại hình, nội tâm, ngôn ngữ, hành động, biến cố truyện liên quan đến nhân vật, mối quan hệ giữa nhân vật đó với các nhân vật khác trong truyện.
– Trên cơ sở đó giúp người đọc thấy rõ được tư tưởng, tình cảm, quan niệm của nhà văn về cuộc đời thông qua nhân vật.
Gợi ý: Nhân vật Phương Định, anh thanh niên, anh Sáu, bé Thu, ông Hai, lão Hạc, …
3. Bình luận:
– Tư tưởng, tình cảm và quan niệm của nhà văn gửi gắm trong nhân vật giúp tác giả chuyển tải tư tưởng, chủ đề của tác phẩm và thông điệp của mình tới người đọc. Nội dung và nghệ thuật của tác phẩm nhờ đó mà gắn bó, hoàn thiện. Tác phẩm dễ thành công hơn.
– Khẳng định sự đúng đắn của nhận định: Đó là căn cứ để đánh giá, thậm định đồng thời cũng là yêu cầu đối với người cầm bút và định hướng cho sự khám phá, tiếp nhận tác phẩm.
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com