Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Đọc và trả lời câu hỏi:

     Trong lúc mọi người xôn xao vui vẻ phía sau lưng, bác lái xe quay sang nhà hoạ sĩ nói vội vã:

– Tôi sắp giới thiệu với bác một trong những người cô độc nhất thế gian. Thế nào bác cũng thích vẽ hắn. Không hiểu sao nói đến đây, bác lái xe lại liếc nhìn cô gái. Cô bất giác đỏ mặt lên. – Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi! Đây là đỉnh Yên Sơn, cao hai nghìn sáu trăm mét. Anh ta làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu. Cách đây bốn năm, có hôm tôi cũng đang đi thế này chợt thấy một khúc thân cây chắn ngang đường, phải hãm lại. Một anh thanh niên ở đâu chạy đến, hè với tôi và khách đi xe đẩy khúc cây ra một bên cho xe đi. Hỏi ở đây mà ai đẩy cây ra giữa đường thế này, anh chỉ đỏ mặt. Thì ra anh ta mới lên nhận việc, sống một mình trên đỉnh núi, bốn bề chỉ cây cỏ và mây mù lạnh lẽo, chưa quen, thèm người quá, anh ta kiếm kế dừng xe lại để gặp chúng tôi, nhìn trông và nói chuyện một lát. Kìa, anh ta kia.

      Những lời giới thiệu trước ấy làm nhà hoạ sĩ già xúc động mạnh khi nhìn thấy người con trai tầm vóc bé nhỏ, nét mặt rạng rỡ từ trên sườn núi trước mặt chạy lại chỗ xe đỗ.

   Ông không chú ý cô con gái cũng víu chặt vào vai ông, nửa vì tò mò, nửa để tự vệ chống lại một cái gì đó. Người con trai đưa cho bác lái xe một gói nhỏ: – Cái gì thế này? – Bác lái xe hỏi. – Củ tam thất cháu vừa đào đấy. Cháu gửi bác gái ngâm rượu uống. Hôm nọ bác chẳng bảo bác gái vừa ốm dậy là gì? Bác lái xe cũng rút từ túi cửa xe ra một gói giấy:

– Còn đây là sách tôi mua hộ anh. Người con trai mừng quýnh cầm cuốn sách còn đang cười cười nhìn khắp khách đi xe bây giờ đã xuống đất tất cả. Kẻ đang vươn vai, người ngồi bệt xuống ven đường giở thức ăn mang theo ra. Bác lái xe dắt anh ta lại chỗ nhà hội hoạ và cô gái:

– Đây, tôi giới thiệu với anh một hoạ sĩ lão thành nhé. Và cô đây là kĩ sư nông nghiệp. Anh đưa khách về nhà đi. Tuổi già cần nước chè: ở Lào Cai đi sớm quá. Anh hãy đưa ra cái món chè pha nước mưa thơm như nước hoa của Yên Sơn nhà anh.

    Anh thanh niên đỏ mặt, rõ ràng luống cuống:

– Vâng, mời bác và cô lên chơi. Nhà cháu kia. Lên cái bậc tam cấp kia, trên ấy có cái nhà đấy. Nước sôi đã có sẵn, nhưng cháu về trước một tí. Bác và cô lên ngay nhé.

Nói xong, anh chạy vụt đi, cũng tất tả như khi đến.

– Bác và cô lên với anh ấy một tí. Thế nào bác cũng thích vẽ anh ta. – Người lái xe lại nói.

    Hoạ sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”. Ông rất ngạc nhiên khi bước lên bậc thang bằng đất, thây người con trai đang hái hoa. Còn cô kĩ sư chỉ “ô” lên một tiếng! Sau gần hai ngày, qua ngót bốn trăm cây số đường dài cách xa Hà Nội, đứng trong mây mù ngang tầm với chiếc cầu vồng kia, bỗng nhiên lại gặp hoa dơn, hoa thược dược, vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong… ngay lúc dưới kia là mùa hè, đột ngột và mừng rỡ, quên mất e lệ, cô chạy đến bên người con trai đang cắt hoa. Anh con trai, rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy.

– Tôi cắt thêm mấy cành nữa. Rồi cô muốn lấy bao nhiêu nữa, tuỳ ý. Cô cứ cắt một bó rõ to vào. Có thể cắt hết, nếu cô thích. Tôi không biết kỉ niệm thế nào cho thật long trọng ngày hôm nay. Bác và cô là đoàn khách thứ hai đến thăm nhà tôi từ Tết. Và cô là cô gái thứ nhất từ Hà Nội lên tới nhà tôi từ bốn năm nay.

     Người con trai nói to những điều đáng lẽ người ta chỉ nghĩ. Cũng là những điều ta ít nghĩ. Việc ấy làm bác già và cô ấy cảm động và bị cuốn hút ngay. Cô ôm bó hoa vào ngực, bạo dạn nhìn thẳng vào mặt anh. Anh thanh niên bắt gặp cái nhìn đó, phủi vội giọt mồ hôi trên sống mũi, mỉm cười, hạ giọng hỏi:

– Cũng đoàn viên, phỏng?

– Vâng. – Cô gái nói sẽ.

– Thôi, chấm dứt tiết mục hái hoa – Người con trai bất chợt quyết định – Bác lái xe chỉ cho ba mươi phút thôi. Hết năm phút rồi. Cháu nói qua công việc của cháu, năm phút. Còn hai mươi phút, mời bác và cô vào nhà uống chè, cho cháu nghe chuyện. Cháu thèm nghe chuyện dưới xuôi lắm. Công việc của cháu cũng quanh quẩn ở mấy chiếc máy ngoài vườn này thôi. Những cái máy vườn trạm khí tượng nào cũng có. Dãy núi này có một ảnh hưởng quyết định tới gió mùa đông bắc đối với miền Bắc nước ta. Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu. Đây là máy móc của cháu. Cái thùng đo mưa này, ở đâu bác cũng trông thấy, mưa xong đổ nước ra cái cốc li phân mà đo. Cái này là máy nhật quang kí, ánh nắng mặt trời xuyên qua cái kính này, đốt các mảnh giấy này, cứ theo mức độ, hình dáng vết cháy mà định nắng. Đây là máy Vin, nhìn khoảng cách giữa các răng cưa mà đoán gió. Ban đêm không nhìn máy, cháu nhìn gió lay lá hay nhìn trời, thấy sao nào khuất, sao nào sáng, có thể nói được mây, tính được gió. Cái máy nằm dưới sâu kia là máy đo chấn động vỏ quả đất. Cháu lấy những con số, mỗi ngày báo về “nhà” bằng máy bộ đàm bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối, lại một giờ sáng.

Bảng báo ấy trong ngành gọi là “ốp”. công việc nói chung dễ, chỉ cần chính xác. Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung… Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ lại được.

....Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:

– Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao lại là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian hổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy. Bác lái xe đi, về Lai Châu cứ đến đây dừng lại một lát. Không vào giờ “ốp” là cháu chạy xuống chơi, lâu thành lệ. Cháu bỗng dưng tự hỏi: Cái nhớ xe, nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô hội thì xoàng. Cháu ở liền trong trạm hàng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì, nhất định không xuống. Ấy thế là một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?”.

    Anh xoay sang người con gái đang một mắt đọc cuốn sách, một mắt lắng nghe, chân cô đung đưa khe khẽ, nói:

– Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ.

– Quê anh ở đâu thế? – Hoạ sĩ hỏi.

– Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu được đi xa lắm cơ đấy, hoá lại không. Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một – không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hoà nhé!”. Chưa hoà dâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng để cho bác vẽ hơn.

.... Để khỏi vô lễ, người con trai vẫn ngồi yên cho ông vẽ, nhưng cho là mình không xứng với thử thách ấy, anh vẫn nói:

– Không, bác đừng mất công vẽ cháu! Cháu giới thiệu với bác ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa! Ngày này sang ngày khác ông ngồi im trong vườn su hào, rình xem cách ong lấy phấn, thụ phấn cho hoa su hào. Rồi, để được theo ý mình, tự ông cầm một chiếc que, mỗi ngày chín mười giờ sáng, lúc hoa tung cánh, đi từng cây su hào làm thay cho ong. Hàng vạn cây như vậy. Để củ su hào nhân dân toàn miền Bắc nước ta ăn được to hơn, ngọt hơn trước. Ông kĩ sư làm cháu thấy cuộc đời đẹp quá. Bác về Sa Pa vẽ ông ta đi, bác. Hay là, đồng chí nghiên cứu khoa học ở cơ quan cháu ở dưới ấy đấy. Có thể nói đồng chí ấy trong tư thế sẵn sàng suốt ngày chờ sét. Nửa đêm mưa gió rét buốt, mặc, cứ nghe sét là đồng chí choáng choành chạy ra. Như thế mười một năm. Mười một năm không một ngày xa cơ quan. Không đi đến đâu mà tìm vợ. Đồng chí cứ sợ nhỡ có sét lại vắng mặt mình. Đồng chí đang làm một cái bản đồ sét riêng cho nước ta. Có bản đồ ấy thì lắm của lắm bác ạ. Của chìm nông, của chìm sâu trong lòng đất đều có thể biết, quý giá lắm. Trán đồng chí cứ hói dần đi. Nhưng bản đồ sét thì sắp xong rồi.

Đọc và trả lời câu hỏi:

     Trong lúc mọi người xôn xao vui vẻ phía sau lưng, bác lái xe quay sang nhà hoạ sĩ nói vội vã:

– Tôi sắp giới thiệu với bác một trong những người cô độc nhất thế gian. Thế nào bác cũng thích vẽ hắn. Không hiểu sao nói đến đây, bác lái xe lại liếc nhìn cô gái. Cô bất giác đỏ mặt lên. – Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi! Đây là đỉnh Yên Sơn, cao hai nghìn sáu trăm mét. Anh ta làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu. Cách đây bốn năm, có hôm tôi cũng đang đi thế này chợt thấy một khúc thân cây chắn ngang đường, phải hãm lại. Một anh thanh niên ở đâu chạy đến, hè với tôi và khách đi xe đẩy khúc cây ra một bên cho xe đi. Hỏi ở đây mà ai đẩy cây ra giữa đường thế này, anh chỉ đỏ mặt. Thì ra anh ta mới lên nhận việc, sống một mình trên đỉnh núi, bốn bề chỉ cây cỏ và mây mù lạnh lẽo, chưa quen, thèm người quá, anh ta kiếm kế dừng xe lại để gặp chúng tôi, nhìn trông và nói chuyện một lát. Kìa, anh ta kia.

      Những lời giới thiệu trước ấy làm nhà hoạ sĩ già xúc động mạnh khi nhìn thấy người con trai tầm vóc bé nhỏ, nét mặt rạng rỡ từ trên sườn núi trước mặt chạy lại chỗ xe đỗ.

   Ông không chú ý cô con gái cũng víu chặt vào vai ông, nửa vì tò mò, nửa để tự vệ chống lại một cái gì đó. Người con trai đưa cho bác lái xe một gói nhỏ: – Cái gì thế này? – Bác lái xe hỏi. – Củ tam thất cháu vừa đào đấy. Cháu gửi bác gái ngâm rượu uống. Hôm nọ bác chẳng bảo bác gái vừa ốm dậy là gì? Bác lái xe cũng rút từ túi cửa xe ra một gói giấy:

– Còn đây là sách tôi mua hộ anh. Người con trai mừng quýnh cầm cuốn sách còn đang cười cười nhìn khắp khách đi xe bây giờ đã xuống đất tất cả. Kẻ đang vươn vai, người ngồi bệt xuống ven đường giở thức ăn mang theo ra. Bác lái xe dắt anh ta lại chỗ nhà hội hoạ và cô gái:

– Đây, tôi giới thiệu với anh một hoạ sĩ lão thành nhé. Và cô đây là kĩ sư nông nghiệp. Anh đưa khách về nhà đi. Tuổi già cần nước chè: ở Lào Cai đi sớm quá. Anh hãy đưa ra cái món chè pha nước mưa thơm như nước hoa của Yên Sơn nhà anh.

    Anh thanh niên đỏ mặt, rõ ràng luống cuống:

– Vâng, mời bác và cô lên chơi. Nhà cháu kia. Lên cái bậc tam cấp kia, trên ấy có cái nhà đấy. Nước sôi đã có sẵn, nhưng cháu về trước một tí. Bác và cô lên ngay nhé.

Nói xong, anh chạy vụt đi, cũng tất tả như khi đến.

– Bác và cô lên với anh ấy một tí. Thế nào bác cũng thích vẽ anh ta. – Người lái xe lại nói.

    Hoạ sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”. Ông rất ngạc nhiên khi bước lên bậc thang bằng đất, thây người con trai đang hái hoa. Còn cô kĩ sư chỉ “ô” lên một tiếng! Sau gần hai ngày, qua ngót bốn trăm cây số đường dài cách xa Hà Nội, đứng trong mây mù ngang tầm với chiếc cầu vồng kia, bỗng nhiên lại gặp hoa dơn, hoa thược dược, vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong… ngay lúc dưới kia là mùa hè, đột ngột và mừng rỡ, quên mất e lệ, cô chạy đến bên người con trai đang cắt hoa. Anh con trai, rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy.

– Tôi cắt thêm mấy cành nữa. Rồi cô muốn lấy bao nhiêu nữa, tuỳ ý. Cô cứ cắt một bó rõ to vào. Có thể cắt hết, nếu cô thích. Tôi không biết kỉ niệm thế nào cho thật long trọng ngày hôm nay. Bác và cô là đoàn khách thứ hai đến thăm nhà tôi từ Tết. Và cô là cô gái thứ nhất từ Hà Nội lên tới nhà tôi từ bốn năm nay.

     Người con trai nói to những điều đáng lẽ người ta chỉ nghĩ. Cũng là những điều ta ít nghĩ. Việc ấy làm bác già và cô ấy cảm động và bị cuốn hút ngay. Cô ôm bó hoa vào ngực, bạo dạn nhìn thẳng vào mặt anh. Anh thanh niên bắt gặp cái nhìn đó, phủi vội giọt mồ hôi trên sống mũi, mỉm cười, hạ giọng hỏi:

– Cũng đoàn viên, phỏng?

– Vâng. – Cô gái nói sẽ.

– Thôi, chấm dứt tiết mục hái hoa – Người con trai bất chợt quyết định – Bác lái xe chỉ cho ba mươi phút thôi. Hết năm phút rồi. Cháu nói qua công việc của cháu, năm phút. Còn hai mươi phút, mời bác và cô vào nhà uống chè, cho cháu nghe chuyện. Cháu thèm nghe chuyện dưới xuôi lắm. Công việc của cháu cũng quanh quẩn ở mấy chiếc máy ngoài vườn này thôi. Những cái máy vườn trạm khí tượng nào cũng có. Dãy núi này có một ảnh hưởng quyết định tới gió mùa đông bắc đối với miền Bắc nước ta. Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu. Đây là máy móc của cháu. Cái thùng đo mưa này, ở đâu bác cũng trông thấy, mưa xong đổ nước ra cái cốc li phân mà đo. Cái này là máy nhật quang kí, ánh nắng mặt trời xuyên qua cái kính này, đốt các mảnh giấy này, cứ theo mức độ, hình dáng vết cháy mà định nắng. Đây là máy Vin, nhìn khoảng cách giữa các răng cưa mà đoán gió. Ban đêm không nhìn máy, cháu nhìn gió lay lá hay nhìn trời, thấy sao nào khuất, sao nào sáng, có thể nói được mây, tính được gió. Cái máy nằm dưới sâu kia là máy đo chấn động vỏ quả đất. Cháu lấy những con số, mỗi ngày báo về “nhà” bằng máy bộ đàm bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối, lại một giờ sáng.

Bảng báo ấy trong ngành gọi là “ốp”. công việc nói chung dễ, chỉ cần chính xác. Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung… Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ lại được.

....Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:

– Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao lại là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian hổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy. Bác lái xe đi, về Lai Châu cứ đến đây dừng lại một lát. Không vào giờ “ốp” là cháu chạy xuống chơi, lâu thành lệ. Cháu bỗng dưng tự hỏi: Cái nhớ xe, nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô hội thì xoàng. Cháu ở liền trong trạm hàng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì, nhất định không xuống. Ấy thế là một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?”.

    Anh xoay sang người con gái đang một mắt đọc cuốn sách, một mắt lắng nghe, chân cô đung đưa khe khẽ, nói:

– Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ.

– Quê anh ở đâu thế? – Hoạ sĩ hỏi.

– Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu được đi xa lắm cơ đấy, hoá lại không. Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một – không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hoà nhé!”. Chưa hoà dâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng để cho bác vẽ hơn.

.... Để khỏi vô lễ, người con trai vẫn ngồi yên cho ông vẽ, nhưng cho là mình không xứng với thử thách ấy, anh vẫn nói:

– Không, bác đừng mất công vẽ cháu! Cháu giới thiệu với bác ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa! Ngày này sang ngày khác ông ngồi im trong vườn su hào, rình xem cách ong lấy phấn, thụ phấn cho hoa su hào. Rồi, để được theo ý mình, tự ông cầm một chiếc que, mỗi ngày chín mười giờ sáng, lúc hoa tung cánh, đi từng cây su hào làm thay cho ong. Hàng vạn cây như vậy. Để củ su hào nhân dân toàn miền Bắc nước ta ăn được to hơn, ngọt hơn trước. Ông kĩ sư làm cháu thấy cuộc đời đẹp quá. Bác về Sa Pa vẽ ông ta đi, bác. Hay là, đồng chí nghiên cứu khoa học ở cơ quan cháu ở dưới ấy đấy. Có thể nói đồng chí ấy trong tư thế sẵn sàng suốt ngày chờ sét. Nửa đêm mưa gió rét buốt, mặc, cứ nghe sét là đồng chí choáng choành chạy ra. Như thế mười một năm. Mười một năm không một ngày xa cơ quan. Không đi đến đâu mà tìm vợ. Đồng chí cứ sợ nhỡ có sét lại vắng mặt mình. Đồng chí đang làm một cái bản đồ sét riêng cho nước ta. Có bản đồ ấy thì lắm của lắm bác ạ. Của chìm nông, của chìm sâu trong lòng đất đều có thể biết, quý giá lắm. Trán đồng chí cứ hói dần đi. Nhưng bản đồ sét thì sắp xong rồi.

Quảng cáo

Câu 1: Xác định ngôi kể được tác giả sử dụng trong đoạn trích trên. Điểm nhìn của câu chuyện có gì đặc biệt? Điểm đặc biệt ấy mang lại ý nghĩa gì? 

Câu hỏi : 672385
Phương pháp giải:

Căn cứ ngôi kể điểm nhìn, phân tích.

  • (0) bình luận (0) lời giải
    ** Viết lời giải để bạn bè cùng tham khảo ngay tại đây

    Giải chi tiết:

    - Ngôi kể được tác giả sử dụng trong đoạn trích trên là: ngôi thứ ba

    - Điểm nhìn của câu chuyện: Câu chuyện được nhìn dưới nhiều điểm nhìn khác nhau như: bác lái xe, cô kĩ sư, ông họa sĩ nhưng phần lớn là nhìn từ điểm nhìn ông họa sĩ.

    - Từ điểm nhìn đó khiến cho vẻ đẹp của anh thanh niên vừa sáng lấp lánh vừa chân thực, tạo nên chất thơ cho câu truyện.

    Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay
Xem bình luận

Câu 2: Nhân vật chính của câu chuyện là ai? Sự xuất hiện của nhân vật có gì nổi bật? Điều đó mang lại tác dụng gì?

Câu hỏi : 672386
Phương pháp giải:

Phân tích.

  • (0) bình luận (0) lời giải
    ** Viết lời giải để bạn bè cùng tham khảo ngay tại đây

    Giải chi tiết:

    - Nhân vật chính là anh thanh niên

    - Sự xuất hiện của anh thanh niên: anh thanh niên không xuất hiện ngay mà thông qua lời giới thiệu của bác lái xe khiến cho sự xuất hiện của anh thêm tự nhiên. Bên cạnh đó, người đọc cũng cảm thấy tò mò về anh thanh niên thông qua lời giới thiệu của bác lái xe.

    Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay
Xem bình luận

Câu 3: Chỉ ra một đặc điểm của nhân vật chính và đưa ra dẫn chứng chứng minh

Câu hỏi : 672387
Phương pháp giải:

Phân tích.

  • (0) bình luận (0) lời giải
    ** Viết lời giải để bạn bè cùng tham khảo ngay tại đây

    Giải chi tiết:

    - Anh là người có niềm say mê với công việc, yêu công việc

    - Anh là người có trách nhiệm cao trong công việc

    - Anh có lí tưởng sống cao đẹp

    - Anh biết sắp xếp cuộc sống khoa học

    - Anh biết quan tâm đến những người xung quanh

    - Anh là người khiêm tốn.

    - Anh là người có niềm say mê với công việc, yêu công việc:

     + Anh quan niệm anh với công việc là đôi, công việc là niềm vui không thể thiếu đối với anh: “Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao lại là một mình được?” hay “Công việc của cháu gian hổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất.”

    + Anh có trách nhiệm trong công việc, mỗi ngày hoàn thành đủ bốn giờ “ốp” dù thời tiết có khắc nghiệt như thế nào.

    Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay
Xem bình luận

Câu 4: Viết bài văn phân tích câu chuyện đã cho.

Câu hỏi : 672388
Phương pháp giải:

Phân tích, tổng hợp.

  • (0) bình luận (0) lời giải
    ** Viết lời giải để bạn bè cùng tham khảo ngay tại đây

    Giải chi tiết:

    1. Mở bài

            Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã từng viết rằng:

    “Nhưng em biết không

    Có biết bao người con gái, con trai

    Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi

    Họ đã sống và chết

    Giản dị và bình tâm

    Không ai nhớ mặt, đặt tên

    Nhưng họ đã làm ra Đất Nước.”

            Trong chiều dài lịch sử dân tộc, trong hàng vạn những lớp người lớn nhỏ, có biết bao người không quản nhọc nhằn, khó khăn cho đi mà không nghĩ đến chuyện nhận lại. Hình hài đất nước được xây đắp nên từ đôi bàn tay của những con người giản dị, mộc mạc song lớn lao nơi tình nồng nàn yêu nước mà cống hiến hết thảy cho dân tộc, cho non sông gấm vóc. Viết về đề tài ấy, người ta không thể không nhắc đến cái tên Nguyễn Thành Long với đứa con tinh thần “Lặng lẽ Sa Pa”. Nói đến Sa Pa người ta chỉ nghĩ đến nghỉ ngơi nhưng nói về “Lặng lẽ Sa Pa” trong lòng người đọc lại dâng lên một niềm xúc cảm khó tả thành lời.

    2. Thân bài

    2.1 Phân tích chủ đề, đề tài của câu chuyện

    - Chủ đề: Ca ngợi những con người lao động cống hiến lặng thầm cho đất nước

    - Sử dụng liên tưởng: ví như một bài ca vinh danh, bài ngợi ca,...

    - Ấn tượng, ý nghĩa: Mang đến cho người đọc những cái nhìn mới, sâu sắc hơn, cụ thể hơn về người lao động. Họ không chỉ được tái hiện trên bình diện công việc mà còn được khắc họa trong những tình huống trường người, hết đỗi chân thật để từ đo người đọc càng thấm thía hơn những gì họ cống hiến cho dân tộc.

    - Để lại dấu ấn trong lòng người đọc là cái lặng im của Sa Pa nhưng có lẽ trên hết đó là người lao động. Ở Sa Pa, đằng sau dinh thự cũ kĩ ấy có những con người với lòng nhiệt thành đã dâng hiến tất cả cho đất nước.

    2.2. Phân tích hình thức nghệ thuật

    - Phân tích cốt truyện đơn giản với tình huống truyện bất ngờ: cuộc trò chuyện ngắn ngủi của ba nhân vật trong 30 phút

    - Ngôi kể + Điểm nhìn

    - Tác dụng/Ý nghĩa:

    + Khiến nhân vật hiện lên một cách tự nhiên, vừa ngời snasg những phẩm chất của mình nhưng cũng vô cùng chân thật.

    + Góp phần thể hiện chủ đề tác phẩm

    + Tạo nên chất thơ cho câu chuyện

    2.3. Phân tích nhân vật

    - Đưa ra đặc điểm của nhân vật anh thanh niên + dẫn chứng chứng minh

    - Lưu ý phải bình luận thêm.

    2.4. Phân tích chi tiết tiêu biểu (có thể lồng vào khi phân tích nhân vật cũng được)

    (VD: Phân tích chi tiết ông họa sĩ bất ngờ khi lên đến nhà của anh thanh niên).

       Anh thanh niên không chỉ ngời sáng lên là một người yêu công việc, say mê với công việc mà anh thanh niên còn là một chàng trai có phong cách sống đẹp. Ngôi nhà của anh luôn gọn gàng. Bên cạnh công việc, anh còn có một người bạn nữa, chính là sách. Đặc biệt, ở chi tiết ông họa sĩ bất ngờ khi lên đến nhà anh thanh niên có lẽ đã để lại trong lòng người đọc những xúc động mạnh. Người đọc như bị cuốn theo suy nghĩ của ông họa sĩ, nghĩ rằng cu cậu lên để quét tước nhà cửa vậy nên khi gặp cả một vườn hoa, hẳn sẽ bị choáng ngợp. bất ngờ và thay đổi hoàn thành suy nghĩ về nhân vật này. Người con trai ấy trông thế mà lại tinh tế đến nhường vậy.....

    Phân tích chi tiết anh từ chối ông họa sĩ và muốn giới thiệu cho ông những người khác đáng vẽ hơn nhưng vẫn ngồi im cho ông vẽ:

    - Phẩm chất khiêm tốn nhưng vô cùng tinh tế

    - Ý nghĩa mở rộng: Nghệ thuật phải bắt nguồn từ hiện thực đời sống, từ con người. Nghệ thuật chân chính phải có giá trị thẩm mĩ. Là cả một quá trình tìm tòi và khám phá của người nghệ sĩ.

    3. Kết bài

               Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long có lẽ đã trở thành một bức kí họa tuyệt đẹp về hình ảnh những con người lao động cần mẫn cống hiến một cách lặng thầm mang giá trị nhân văn vô cùng cao cả. Đất nước vẫn luôn trong vòng xoáy của sự thay đổi, từng bước đi lên và chắc chắn những con người như anh thanh niên, ông kĩ sư vườn rau, anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét,... mãi là những viên ngọc quý sáng lấp lánh cho thế hệ sau noi theo, là ngọn lửa đốt cháy lòng nhiệt huyết và tình yêu dân tộc cho biết bao người,...

    Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay
Xem bình luận

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 8 trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 8 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com