Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Từ những thành tựu cơ bản của văn minh Đại Việt về kinh tế và giáo dục, hãy rút ra nhận xét về giáo dục, khoa văn minh Đại Việt.

Câu 673929: Từ những thành tựu cơ bản của văn minh Đại Việt về kinh tế và giáo dục, hãy rút ra nhận xét về giáo dục, khoa văn minh Đại Việt.

Câu hỏi : 673929

Quảng cáo

Phương pháp giải:

Trình bày, nhận xét.

  • (0) bình luận (0) lời giải
    ** Viết lời giải để bạn bè cùng tham khảo ngay tại đây

    Giải chi tiết:

    Thành tựu

    a) Kinh tế

    *Nông nghiệp:

    + Nhà nước quan tâm chăm lo phát triển nông nghiệp như đắp đê, tổ chức khai hoang, quân điền, ngụ binh ư nông, miễn giảm thuế, nghiêm cấm giết trâu bò.

    + Thành tựu:

    - Cây trồng chính là lúa nước, ngoài ra còn có ngô, khoai, sắn

    - Phương thức, kĩ thuật canh tác có nhiều bước tiến.

    - Kinh nghiệm sản xuất được đúc kết.

    Ý nghĩa:

    - Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo, đảm bảo đời sống người dân.

    - Mở rộng lãnh thổ, tăng cường khả năng phòng thủ đất nước.

    - Tạo điều kiện cho thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển.

    * Thủ công nghiệp

    - Thủ công nghiệp dân gian

    + Xuất hiện nhiều ngành nghề: dệt lụa, làm gốm, rèn sắt, đúc đồng, làm giấy, nhuộm vải, làm tranh sơn mài…

    + Từ thế kỉ XVI – XVII, xuất hiện nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng: dệt La Khê, gốm Bát Tràng, gốm Chu Đậu…

    - Thủ công nghiệp nhà nước

    +Triều đình trực tiếp quản lí. Mặt hàng sản xuất khá phong phú nhưng có tính độc quyền.

    - Thành lập Cục Bách tác và các quan xưởng tại Thăng Long, chuyên phục vụ nhà nước, vua, quan…Hoạt động sản xuất chủ yếu: đúc tiền, đóng thuyền, sản xuất vũ khí…

    Ý nghĩa

    - Đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong nước.

    - Tạo ra nhiều mặt hàng quan trọng để trao đổi với thương nhân bên ngoài.

    *Thương nghiệp:

    - Nội thương

    + Chợ làng, chợ huyện được hình thành và phát triển mạnh, trao đổi các sản phẩm từ nông nghiệp và thủ công nghiệp.

    + Kinh đô Thăng Long với 36 phố phường trở thành trung tâm buôn bán sầm uất dưới thời Lý, Trần, Lê sơ…, Phố Hiến (Hưng Yên).

    - Ngoại thương

    + Thời Lý, Trần, Lê Sơ đã hình thành những địa điểm buôn bán với nước ngoài: Vân Đồn (Quảng Ninh), Lạch Trường (Thanh Hóa), …

    + Buôn bán với các nước phương Đông: Gia – va, Xiêm, Ấn Độ, Trung Hoa, với nhiều mặt hàng phong phú: lụa, vải, hương liệu, ngà voi….

    + Thế kỉ XVI ngoại thương có điểm mới: trao đổi buôn bán với thương nhân phương Tây (Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp…), lập phố xá

    + Hình thành các địa điểm trao đổi hàng hóa: cảng Vân Đồn (Quảng Ninh), Lạch Trường (Thanh Hóa), …

    Ý nghĩa

    - Góp phần mở rộng thị trường trong nước.

    - Thúc đẩy sự hưng thịnh của các đô thị và cảng thị: Thăng Long (Hà Nội), Phố Hiến (Hưng Yên), Thanh Hà (Huế), Hội An (Quảng Nam), …TK XIX: đô thị suy tàn dần.

    b) Giáo dục

    - Mục tiêu: đào tạo quan lại cho bộ máy chính quyền.

    - Thành tựu

    + Năm 1070, nhà Lý cho dựng Văn Miếu, thờ Khổng Tử.

    + Năm 1076, nhà Lý cho xây dựng Quốc Tử giám để dạy học cho hoàng tử, công chúa. Đây được coi là trường đại học đầu tiên của nước ta.

    + Từ thời Trần, triều đình lập Quốc học viện cho con em quan lại học tập.

    + Từ thời Lê sơ, con em bình dân học giỏi cũng được đi học, đi thi.

    + Nhà nước tăng cường khuyến khích nhân dân học tập, tiêu biểu như việc ban Chiếu khuyến học thời Tây Sơn.

    * Khoa cử

    - Vai trò: trở thành phương thức tuyển chọn quan lại thường xuyên.

    - Thành tựu:

    + Năm 1075, Nhà Lý mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn nhân tài.

    + Năm 1247, nhà Trần đặt danh hiệu Tam khôi dành cho những người đỗ đầu trong kì thi Đình, tiêu biểu như Nguyễn Hiền, Lê Văn Hưu, Mạc Đĩnh Chi.

    +  Năm 1484, vua Lê Thánh Tông quyết định cho dựng bia ghi tên những người đỗ Tiến sĩ tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

    Nhận xét giáo dục, khoa cử văn minh Đại Việt

    - Tích cực:

    + Đào tạo quan lại cho bộ máy chính quyền phong kiến, người tài cho đất nước.

    + Giáo dục và khoa cử Nho học tạo điều kiện và khuyến khích nhân dân đi học và đỗ đạt.

    - Hạn chế: Nội dung giáo dục và khoa cử chủ yếu là Nho học, không chú trọng nội dung khoa học kỹ thuật, không tạo điều kiện cho kinh tế phát triển.

     

    Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay
Xem bình luận

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến Lớp 10 cùng thầy cô giáo giỏi tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com