Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau. Từ đó nhận xét về bút pháp lãng mạn của Quang Dũng.

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi

 

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

 

Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời!

Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khỏi

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi

(Tây Tiến, Quang Dũng, Ngữ văn 12 Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011).

Câu 674679: Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau. Từ đó nhận xét về bút pháp lãng mạn của Quang Dũng.


Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!


Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi


Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi


Mường Lát hoa về trong đêm hơi


 


Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm


Heo hút cồn mây súng ngửi trời


Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống


Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi


 


Anh bạn dãi dầu không bước nữa


Gục lên súng mũ bỏ quên đời!


Chiều chiều oai linh thác gầm thét


Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người


Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khỏi


Mai Châu mùa em thơm nếp xôi


(Tây Tiến, Quang Dũng, Ngữ văn 12 Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011).

Câu hỏi : 674679
Phương pháp giải:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).


- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

  • (0) bình luận (0) lời giải
    ** Viết lời giải để bạn bè cùng tham khảo ngay tại đây

    Giải chi tiết:

    Yêu cầu hình thức:

    - Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

    - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

    Yêu cầu nội dung:

    I. Giới thiệu chung

    - Quang Dũng không chỉ được biết tới với tư cách là một nhà thơ, ông còn là 1 người nghệ sĩ đa tài, có thể vẽ tranh, sáng tác nhạc. “Bóng mây qua đỉnh Việt” là danh xưng mà nhiều người yêu thơ đã gọi khi nhắc đến Quang Dũng. Quang Dũng mang hồn thơ bay bổng, phóng khoáng, hào hoa đầy lãng mạn, tha thiết tình cảm dành cho bạn bè, cho quê hương xứ sở

    - Tây Tiến là đứa con tinh thần tráng kiện và hào hoa, là đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của Quang Dũng. Tác phẩm được viết năm 1948, trong niềm thương nỗi nhớ đơn vị cũ, chiến trường xưa. Tác phẩm ban đầu có tên Nhớ Tây Tiến, sau đó, khi in trong tập Mây đầu ô, tác giả đổi lại thành Tây Tiến.

    - Khái quát vấn đề: Cảm nhận về đoạn thơ. Từ đó nhận xét về bút pháp lãng mạn của Quang Dũng.

    II. Phân tích

    1. Cảm nhận về đoạn thơ.

    - Cảm xúc chủ đạo xuyên suốt bài thơ là một nỗi nhớ da diết, bao trùm lên cả không gian và thời gian:

    Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi ... đêm hơi

    Nỗi nhớ đơn vị cũ trào dâng, không kìm nén nổi, nhà thơ đã thốt lên thành tiếng gọi. Hai chữ "chơi vơi" như vẽ ra trạng thái cụ thể của nỗi nhớ, hình tượng hóa nỗi nhớ.

    - Sự hiểm trở, dữ dội, hoang vu và heo hút của núi rừng miền Tây.

    Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm ... xa khơi

    + Những từ ngữ giàu giá trị tạo hình khúc khuỷu, thăm thẳm, cồn mây, súng ngửi trời đã diễn tả thật đắc địa sự hiểm trở, trùng điệp và độ cao ngất trời của núi đèo miền Tây.

    + Hai chữ "ngửi trời" được dùng rất hồn nhiên và cũng rất táo bạo, vừa ngộ nghĩnh, vừa có chất tinh nghịch của người lính. Núi cao tưởng chừng chạm mây, mây nổi thành cồn “heo hút". Người lính trèo lên những ngọn núi cao dường như đang đi trong mây, mũi súng chạm tới đỉnh trời.

    + Câu thứ ba như bẻ đôi, diễn tả dốc núi vút lên, đổ xuống gần như thẳng đứng, nhìn lên cao chót vót, nhìn xuống sâu thăm thẳm.

    + Đọc câu thứ tư, có thể hình dung cảnh những người lính tạm dừng chân bên một dốc núi, phóng tầm mắt ngang ra xa qua một không gian mịt mùng sương rừng, mưa núi, thấy thấp thoáng những ngôi nhà như đang bồng bềnh trội giữa biển khơi.

    => Bốn câu thơ này phối hợp với nhau, tạo nên một âm hưởng đặc biệt.  Sau ba câu thơ được vẽ bằng những nét gân guốc, câu thứ tư được vẽ bằng một nét rất mềm mại. Quy luật này cũng giống như cách sử dụng những gam màu trong hội họa giữa những gam màu nóng, tác giả sử dụng một gam màu lạnh làm dịu lại cả khổ thơ.

    - Hình ảnh người lính dầu dãi trong gian khổ hi sinh nhưng cũng hết sức thanh thản

    Anh bạn dãi dầu không bước nữa

    Gục lên sũng mũ bỏ quên đời

    + Từ láy dãi dầu thể hiện những vất vả nhọc nhằn của các anh khi hành quân qua miền tây đầy núi cao vực sâu, thác ghềnh dữ dội.

    + Hai câu thơ như một bức kí họa đầy ấn tượng về người lính Tây Tiến. Có thể hiểu đây là hình ảnh người lính buông mình vào giấc ngủ hiếm hoi trong phút dừng chân, cũng có thể hiểu đây là câu thơ miêu tả một thực tế đau xót trên chiến trường khi người lính hi sinh trên đường hành quân. Tuy nhiên ngay cả lúc hi sinh người lính vẫn trong đội hình chiến đấu, đội hình đánh giặc với súng mũ bên mình.

    + Cách diễn đạt chủ động không bước nữa, bỏ quên đời đã làm hiện lên sự kiêu bạc ngang tàng của những người chiến binh dãi dầu mưa nắng. Tác giả đã làm hiện lên không phải khó khăn mà là tinh thần dũng cảm vượt lên trên khó khăn. Đó chính là vẻ đẹp hào hùng của những người chiến sĩ kiên cường sẵn sàng đương đầu với tất cả những thử thách gian truân.

    - Vẻ hoang dại, dữ dội, chứa đầy bí mật ghê gớm của núi rừng miền Tây được tiếp tục khai thác ở chiều thời gian.

    Chiều chiều ... trêu người

    Đoạn thơ kết thúc đột ngột bằng hai câu thơ:

    Nhớ ôi ... thơm nếp xôi

    + Cảnh tượng thật đầm ấm. Sau bao nhiêu gian khổ băng rừng, vượt núi, lội suối, trèo đèo, những người lính tạm dừng chân, được nghỉ ngơi ở một bản làng nào đó, quây quần bên những nồi cơm đang bốc khói. Khói cơm nghi ngút và hương thơm lúa nếp ngày mùa xua tan vẻ mệt mỏi trên gương mặt những người lính, khiến họ tươi tỉnh hẳn lên. Hai câu thơ này tạo nên một cảm giác êm dịu, ấm áp, chuẩn bị tâm thế cho người đọc bước sang đoạn thơ thứ hai.

    - Nghệ thuật

    + Thể thơ 7 chữ tạo cho bài thơ sắc thái vừa cổ kính trang nghiêm vừa phóng khoáng bay bổng.

    + Kết hợp hài hoà giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn. Cảm hứng lãng mạn và sắc thái bị hùng đã tạo nên tính sử thi đậm nét của bài thơ.

    + Ngôn ngữ giàu tính tạo hình, giàu nhạc điệu với giá trị biểu cảm mạnh mẽ.

    + Biện pháp tu từ đặc sắc: điệp từ, nhân hóa, đối lập.

    2. Nhận xét về bút pháp lãng mạn của Quang Dũng.

    - Quang Dũng là một hồn thơ đầy lãng mạn và tài hoa.

    - Bút pháp lãng mạn thể hiện ở cái tôi trữ tình giàu cảm xúc, giàu trí tưởng tượng. Nhạy cảm với cái phi thường, cái khác thường, cái lí tưởng cho nên có viết về cái thực thì cũng được lãng mạn hóa, độc đáo hóa. Nhạy cảm với vẻ đẹp của cảnh và người mang màu sắc xứ lạ phương xa. Hay viết về nỗi buồn và cái chết nhưng là để tô đậm vẻ đẹp bi tráng.

    - Cảm hứng lãng mạn thường tìm đến cách diễn đạt khoa trương, phóng đại, đối lập, ngôn ngữ giàu tính biểu cảm, tác động mạnh vào cảm xúc của người đọc.

    III. Kết luận

    - Khái quát lại vấn đề.

    - Giá trị nội dung, nghệ thuật.

    Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay
Xem bình luận

Tham Gia Group Dành Cho 2K7 luyện thi Tn THPT - ĐGNL - ĐGTD

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com