Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Viết đoạn văn từ 7-10 câu phân tích một đặc điểm về tính cách của vua Quang Trung mà em ấn

Câu hỏi số 676054:
Vận dụng cao

Viết đoạn văn từ 7-10 câu phân tích một đặc điểm về tính cách của vua Quang Trung mà em ấn tượng nhất.

Phương pháp giải

Phân tích, tổng hợp.

Giải chi tiết

HS lựa chọn một nét tính cách đặc sắc và viết bài.

Gợi ý: Trí tuệ sáng suốt, sâu sắc và nhạy bén

1. Giới thiệu chung

2. Phân tích

- Ngay khi mấy chục vạn quân Thanh hùng hổ kéo vào nước ta, trước hoàn cảnh thế giặc đang mạnh, vận nước “ngàn cân treo sợi tóc”, Nguyễn Huệ đã quyết định lên ngôi hoàng đế để chính danh vị, thống nhất nội bộ, hội tụ anh tài và quan trọng nhất là “yên kẻ phản trắc và giữ lấy lòng người”, có được lòng dân ủng hộ.

- Sự sáng suốt trong việc nhận định tình hình địch và ta: (thể hiện trong lời phủ dụ ở Nghệ An)

+ Khẳng định chủ quyền dân tộc “trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng… Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác.

+ Vạch rõ tội ác, lên án hành động ngang ngược của giặc đối với nhân dân ta: “từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại dân ta, vơ vét của cải”.

+ Khích lệ tướng sĩ dưới quyền bằng cách nhắc lại những truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của các bậc minh vương trong lịch sử: “Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ…”

+ Kêu gọi quân lính hãy “cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn”

+ Dự kiến được việc Lê Chiêu Thống về nước có thể làm cho một số người phù Lê “Thay lòng đổi dạ” với mình nên ông đã ra kỉ luật vừa chí tình vừa nghiêm khắc: “các người đều là những người có lương tri, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực để dựng lên công lớn. Chớ có quen thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác ra sẽ bị giết chết ngay tức khắc, không tha một ai”.

- Sáng suốt trong việc dùng người, xét đoán bề tôi

+ Trong dịp hội quân ở Tam Điệp, qua lời nói của Quang Trung với Sở và Lân: Ông rất hiểu tình thế buộc phải rút quân của hai vị tướng này. Đúng ra thì “quân thua chém tướng” nhưng ông hiểu lòng họ, sức mình ít không địch nổi đội quân hùng tướng hổ nhà Thanh nên đành phải bỏ Thăng Long rút về Tam Điệp để tập hợp lực lượng. Do vậy, Sở và Lân không bị trừng phạt mà còn được ngợi khen.

+ Đối với Ngô Thì Nhậm, ông hiểu tường tận năng lực, sự “đa mưu túc trí” đoán được việc Sở và Lân rút chạy Quang Trung cũng đoán là do Nhậm chủ mưu, vừa là để bảo toàn lực lượng, vừa gây cho địch sự chủ quan. Ông đã tính đến việc dùng Nhậm là người biết dùng lời khéo léo để dẹp việc binh đao sau này.

3. Tổng kết.

Câu hỏi:676054

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 8 trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 8 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com