Nhận xét nào sau đây là đúng về Cao trào kháng Nhật cứu nước ở Việt Nam (từ tháng 3 đến
Nhận xét nào sau đây là đúng về Cao trào kháng Nhật cứu nước ở Việt Nam (từ tháng 3 đến tháng 8-1945)?
Đáp án đúng là: B
Nhận xét.
Ngày 12/3/1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra bản Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, nhận định cuộc đảo chính của Nhật lật đổ Pháp để độc chiếm Đông Dương đã tạo ra một cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc, nhưng điều kiện khởi nghĩa chưa thực sự chín muồi, do đó Chỉ thị xác định kẻ thù cụ thể, trước mắt và duy nhất của nhân dân Đông Dương sau cuộc đảo chính là phát xít Nhật, phải thay khẩu hiệu “đánh đuổi phát xít Nhật - Pháp” bằng khẩu hiệu “đánh đuổi phát xít Nhật”. Cùng với đó, Ban Thường vụ Trung ương Đảng chủ trương phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa. Phương châm đấu tranh lúc này là phát động chiến tranh du kích, giải phóng từng vùng, mở rộng căn cứ địa, sẵn sàng chuyển qua hình thức tổng khởi nghĩa một khi có đủ điều kiện.
=> Có thể khẳng định, cao trào kháng Nhật cứu nước làm cho toàn Đảng, toàn dân ta sẵn sàng, chủ động tiến lên chớp thời cơ tổng khởi nghĩa. Đó là một quá trình đẩy nhanh sự tích lũy về lượng để dẫn tới bước nhảy vọt về chất khi thời cơ đến. Đây là một nét độc đáo của Cách mạng Tháng Tám, một điển hình thành công trong nghệ thuật chỉ đạo khởi nghĩa vũ trang của Đảng.
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com