Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

- Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

- Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân ly

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay...

- Mình đi, có nhớ những ngày

Mưa nguồn suối lũ, những máy cùng mù

Mình về, có nhớ chiến khu

Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?

(Trích Việt Bắc – Tố Hữu, SGK Ngữ văn 12, tập 1, tr.109 - 110)

Anh/chị hãy phân tích đoạn thơ trên; từ đó, nhận xét về tâm hồn của tác giả Tố Hữu được thể hiện qua đoạn thơ.

Câu 685446:

- Mình về mình có nhớ ta


Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.


Mình về mình có nhớ không


Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?


- Tiếng ai tha thiết bên cồn


Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi


Áo chàm đưa buổi phân ly


Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay...


- Mình đi, có nhớ những ngày


Mưa nguồn suối lũ, những máy cùng mù


Mình về, có nhớ chiến khu


Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?


(Trích Việt Bắc – Tố Hữu, SGK Ngữ văn 12, tập 1, tr.109 - 110)


Anh/chị hãy phân tích đoạn thơ trên; từ đó, nhận xét về tâm hồn của tác giả Tố Hữu được thể hiện qua đoạn thơ.

Câu hỏi : 685446
Phương pháp giải:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).


- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

  • (0) bình luận (0) lời giải
    ** Viết lời giải để bạn bè cùng tham khảo ngay tại đây

    Giải chi tiết:

    Yêu cầu hình thức:

    - Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

    - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

    Yêu cầu nội dung:

    I. Giới thiệu chung

    - Tố Hữu là một đời thơ gắn mình với những lẽ sống lớn, những tình cảm lớn. Ông chính là vị chủ soái của thơ ca cách mạng, là người thư ký trung thành của những chặng đường lịch sử chông gai mà hào hùng của dân tộc. Điểm đặc biệt và hết sức độc đáo của thơ Tố Hữu đó chính là chất giọng trữ tình chính trị. Nhắc đến Tố Hữu, người ta còn nhớ đến một nhà thơ rất giỏi trong vận dụng chất liệu dân tộc vào trong sáng tác. Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc.

    - Tác phẩm là đỉnh cao của thơ ca kháng chiến thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

    - Khái quát vấn đề: Đoạn thơ là lời kẻ ở người đi trong khung cảnh quyến luyến, bịn rịn khi phải chia tay. Từ đó thể hiện tính trữ tình – chính trị trong thơ của Tó Hữu.

    II. Phân tích

    1. Vị trí đoạn trích

    Đoạn thơ được trích ở phần đầu tiên của tác phẩm. Đoạn thơ là lời của kẻ ở, người đi trong khung cảnh chia tay đầy lưu luyến.

    2. Cảm nhận về đoạn trích

    a. 4 dòng đầu – Lời kẻ ở.

    Mình về mình có nhớ ta

    Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

    Mình về mình có nhớ không

    Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn

    - Có đến bốn chữ “nhớ” trong một đoạn thơ tám dòng chắc hẳn nỗi nhớ ấy phải thật da diết và sâu nặng của kẻ ở dành cho người đi.

    - Sử dụng cách xưng hô mình – ta, Tố Hữu đã dịch chuyển cách gọi thân thương của cá nhân trong quan hệ

    tình yêu đôi lứa thành tình cảm mang tính chất tập thể: cán bộ chiến sĩ về xuôi và đồng bào Việt Bắc.

    - Lời mở đầu, Việt Bắc đã hỏi người cán bộ về xuôi có còn nhớ mình không? Lời hỏi nhưng đồng thời cũng khơi gợi lại miền ký ức nơi người chiến sĩ. Nhưng không chỉ là câu hỏi, khơi lại kỷ niệm, đó còn là lời nhắc nhở của Việt Bắc dành cho người chiến sĩ. Người chiến sĩ về xuôi, xa Việt Bắc thì chớ quên đi tình nghĩa, quên đi mảnh đất đã từng đồng cam cộng khổ, cùng vào sinh ra tử với mình suốt 15 năm.

    b. 4 dòng tiếp – Sự im lặng đầy ý nghĩa của người đi.

    Tiếng ai tha thiết bên cồn

    Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi

    Áo chàm đưa buổi phân ly

    Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay

    - Ba từ láy "tha thiết", "bâng khuâng", "bồn chồn" đã tạo ra hiệu quả nghệ thuật đặc biệt: sự hô ứng đồng vọng của cảm xúc đã được biểu thị bằng bước chân ngập ngừng, dùng dằng níu kéo. Mười lăm năm Việt Bắc cưu

    mang người cán bộ chiến sĩ, mười lăm năm gian khổ có nhau.

    - Trong buổi chia li, nỗi nhớ khắc ghi sâu đậm nhất với người chiến sĩ là hình ảnh áo chàm và hành động cầm tay. Áo chàm là màu áo đặc trưng của đồng bào Tây Bắc, màu áo bình dị, đơn sơ, mộc mạc của vùng quê nghèo thượng du đồi núi nhưng sâu nặng nghĩa tình, đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp kháng chiến cứu nước. Và đặc biệt là hành động cầm tay, hành động như trao gửi niềm yêu thương, như truyền gửi đến kẻ ở một thông điệp của tấm lòng: Trái tim người chiến sĩ dù trở về thủ đô, vẫn luôn son sắt, nghĩa tình với mảnh đất cách mạng, với những con người đã một thời nếm mật nằm gai, trải bao buồn vui, cay đắng.

    3. Nhận xét

    - Đoạn trích cho thấy sự lưu luyến, thiết tha của tác giả.

    - Tình yêu sâu nặng với thiên nhiên và con người nơi đây.

    - Tấm lòng thủy chung, tình nghĩa.

    III. Kết luận

    - Khái quát lại vấn đề.

    - Giá trị nội dung, nghệ thuật.

    Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay
Xem bình luận

Tham Gia Group Dành Cho 2K7 luyện thi Tn THPT - ĐGNL - ĐGTD

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com