Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Hỗn hợp E gồm X, Y và T (X, Y là hai axit cacboxylic đơn chức, mạch hở (MX < MY); T là este hai

Câu hỏi số 686528:
Vận dụng cao

Hỗn hợp E gồm X, Y và T (X, Y là hai axit cacboxylic đơn chức, mạch hở (MX < MY); T là este hai chức tạo bởi X, Y và một ancol no, mạch hở Z). Đốt cháy hoàn toàn 6,88 gam E  bằng một lượng O2 (vừa đủ), thu được 5,6 lít CO2 và 3,24 gam H2O. Khi cho 3,44 gam E tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 6,48 gam Ag. Mặt khác, cho 6,88 gam E tác dụng với 150 ml dung dịch KOH 1M, cô cạn hỗn hợp sau phản ứng thu được m gamchất rắn khan. Giá trị của m là

Đáp án đúng là: C

Phương pháp giải

Bảo toàn nguyên tố C: nC (E) = \({{\rm{n}}_{{\rm{C}}{{\rm{O}}_2}}}\)

Bảo toàn nguyên tố H: nH (E) =2\({{\rm{n}}_{{{\rm{H}}_2}{\rm{O}}}}\)= 2.0,18

mE = mO (E) + mC (E) + mH (E) ⟹  mO (E) = m– (mC (E) + mH (E))

Vì hỗn hợp E có phản ứng tráng gướng mà MX < MY nên X là HCOOH.

Hỗn hợp E gồm: X: HCOOH (x mol)

Y: RCOOH (y mol)

T: HCOOR’OOCR (z mol)

Ta có: nO (E­) = 2nX + 2nY + 4nZ (1)

nAg = 2n+ 2nZ = 2x      (2)­

Giả sử số liên kết bội trong Y để xác định phương trình (3).

Lập hệ phương trình tìm x, y, z.

Giải chi tiết

\({{\rm{n}}_{{\rm{C}}{{\rm{O}}_2}}} = 0,25{\rm{ mol; }}{{\rm{n}}_{{{\rm{H}}_2}{\rm{O}}}} = 0,18{\rm{ mol}}\)

Bảo toàn nguyên tố C: nC (E) = \({{\rm{n}}_{{\rm{C}}{{\rm{O}}_2}}}\) = 0,25 (mol)

Bảo toàn nguyên tố H: nH (E) =2\({{\rm{n}}_{{{\rm{H}}_2}{\rm{O}}}}\)= 2.0,18 = 0,36 (mol)

mE = mO (E) + mC (E) + mH (E) ⟹  mO (E) = m– (mC (E) + mH (E)) = 6,88 – 0,25.12 – 0,36.1 = 3,52 (g)

⟹ nO (E) = 0,22 (mol)

Vì hỗn hợp E có phản ứng tráng gướng mà MX < MY nên X là HCOOH.

3,44g hỗn hợp E \( \to \) 0,06 mol Ag.

⟹ 6,88g hỗn hợp E ⟶ nAg = 2.0,06 = 0,12 (mol)

Hỗn hợp E gồm: X: HCOOH (x mol)

Y: RCOOH (y mol)

T: HCOOR’OOCR (z mol)

Ta có: nO (E­) = 2nX + 2nY + 4nZ = 2x + 2y + 4z = 0,22 mol(1)

nAg = 2n+ 2nZ = 2x + 2z = 0,12 mol (2)­

Nếu Y có k = 1 thì z = \({{\rm{n}}_{{\rm{C}}{{\rm{O}}_2}}}\)- \({{\rm{n}}_{{{\rm{H}}_2}{\rm{O}}}}\) = 0,07 (mol). Vô lí vì mâu thuẫn với (1) và (2).

Nếu Y có k = 2 thì \({{\rm{n}}_{{\rm{C}}{{\rm{O}}_2}}}\)- \({{\rm{n}}_{{{\rm{H}}_2}{\rm{O}}}}\) = 0,07 = y + 2z(3)

Từ (1), (2), (3) ⟹ x = 0,04 mol; y = 0,03 mol; z = 0,02 mol.

Nếu Y có k = 3 thì \({{\rm{n}}_{{\rm{C}}{{\rm{O}}_2}}}\)- \({{\rm{n}}_{{{\rm{H}}_2}{\rm{O}}}}\) = 0,07 = 2y + 3z (4)

Từ (1), (2), (4) ⟹ hệ phương trình vô nghiệm.

⟹ k ≥ 3 thì hệ vô nghiệm.

⟹ HCOOH: 0,04 mol; RCOOH: 0,03 mol; HCOOR’OOCR: 0,02 mol.

Ta có: \({{\rm{n}}_{{\rm{C}}{{\rm{O}}_2}}}\)= nX.1 + CY.0,03 + CT.0,02 = 0,04.1 + CY.0,03 + CT.0,02 = 0,25 (mol)

⟹ 3CY + 2CT = 21

CY và CT đều là các số tự nhiên và 1 < CY < CT­.

Nếu CY = 1 ⟹ CT = 9 (loại)

Nếu C = 2 ⟹ C = 7,5 (loại)

Nếu CY = 3 ⟹ CT = 6

Nếu CY = 4 ⟹ C = 4,5 (loại)

Nếu CY = 5 ⟹ CT = 3 (loại vì CY > CT).

Vây C= 3 và CT = 6.

Y là CH2=CH-COOH;

    Z là (HOOC)C2H4(OOCHC=CH2).

Hỗn hợp E + 0,15 mol KOH ⟶ Chất rắn gồm HCOOK: 0,06 mol; CH2=CHCOOK: 0,05 mol và KOH dư: 0,04 mol.

m = mHCOOK + mCH2=CHCOOK + mKOH dư = 12,78 (g)

Tham Gia Group Dành Cho 2K7 luyện thi Tn THPT - ĐGNL - ĐGTD

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com