Xác định và nhận xét lối chơi chữ ở những trường hợp
Xác định và nhận xét lối chơi chữ ở những trường hợp sau:
a. Ngả lưng cho thế gian ngồi
Kẻ chê bất nghĩa, người cười bất trung.
(Ca dao)
b. Sông kia bên lở bên bồi
Bên lở thì đục, bên bồi thì trong
Sông kia nước chảy đôi dòng
Biết rằng bên đục, bên trong, bên nào?
(Ca dao)
c. Ả Hằng ở chốn cung trăng
Buồn ra thềm nguyệt, tay nâng mâm vàng.
Căn cứ bài chơi chữ, phân tích.
a. Từ việc suy ngẫm: Cái gì để cho người ta ngả lưng, ngồi? Sao lại là kẻ bất nghĩa, bất trung? Từ bất nghĩa, bất trung đồng nghĩa với từ nào? Có phải là phản bội, phản nghịch?
=> Khẳng định đó là cái phản, lối chơi chữ đồng nghĩa: bất trung = phản. Một lối chơi chữ rất thú vị. Người nghe không thể biết ngay được mà phải suy ngẫm, vận động trí tuệ mới đoán ra.
b. – Bài ca dao phối hợp nhiều biện pháp tu từ: điệp ngữ, chơi chữ trái nghĩa và nhóm từ cùng trường liên tưởng.
- Ấn tượng nhất là hình ảnh con sông – nước – chảy – đôi dòng, bên lở - bên bồi, đục – trong; lở - đục, bồi – trong. Từ trường liên tưởng này, người đọc suy nghĩ về bản chất của cuộc sống. Cuộc sống không ngừng vận động giống như dòng chảy của con sông vô cùng, vô tận và luôn hàm chứa hai mặt của một vấn đề: đục – trong, tốt – xấu, thành – bại, buồn – vui… nhiều khi không biết, không lường hết được.
c. – Chơi chữ đồng nghĩa: ả Hằng, trăng, nguyệt, mâm vàng.
- Tạo ra vẻ đẹp hấp dẫn, phong phú, đa dạng của trăng.
d. – Vận dụng trường nghĩa để chơi chữ: mía, mật, kẹo, đường.
- Tất cả những từ này đều có chung một nét nghĩa: ngọt. Cách chơi chữ này cũng gây cảm giác thú vị, thích thú.
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com