Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Làng là một trong những truyện ngắn xuất sắc của Kim Lân. Trong tác phẩm có đoạn: “Ông Hai

Làng là một trong những truyện ngắn xuất sắc của Kim Lân. Trong tác phẩm có đoạn:

“Ông Hai vẫn trăn trọc không sao ngủ được. Ông hết trở mình bên này lại trở mình bên kia, thở dài. Chợt ông lão lặng hẳn đi, chân tay nhủn ra, tưởng chừng như không cất lên được... Có tiếng nói léo xéo ở gian trên. Tiếng mụ chủ... Mụ nói cái gì vậy? Mụ nói cái gì mà lào xào thế? Trống ngực ông lão đập thình thịch. Ông lão nín thở, lắng tai nghe ra bên ngoài...

Bà Hai bỗng lại cất tiếng:

- Thầy nó ngủ rồi ư? Dậy tôi bảo cái này đã.

Ông Hai bật ngóc đầu dậy, giơ tay trỏ lên nhà trên, ông sít hai hàm răng lại mà nghiến:

- Im! Khổ lắm! Nó mà nghe thấy lại không ra cái gì bây giờ.

Ông lão lại ngả mình nằm xuống, không nhúc nhích.”

(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2023)

Trả lời cho các câu 1, 2, 3, 4 dưới đây:

Câu hỏi số 1:
Thông hiểu
Đoạn trích trên nằm trong tình huống nào của truyện ngắn Làng? Nêu tác dụng của việc xây dựng tình huống truyện đó.
Phương pháp giải

Căn cứ văn bản Làng, phân tích.

Giải chi tiết

- Đoạn trích trên nằm trong tình huống ông Hai nghe tin làng chợ Dầu theo giặc và trở về nhà trong sợ lo lắng, buồn tủi.

- Tác dụng của tình huống là: Đặt nhân vật vào một tình huống gay cấn, để ông Hai đau xót, tủi nhục và bế tắc khi làng và nước ở hai chiều đối nghịch. Nhân vật đã bộc lộ sâu sắc tình yêu làng, yêu nước của mình và ông quyết định “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Kim Lân đã khẳng định: trong lòng mỗi người dân Việt Nam, đất nước đã rộng lớn, bao trùm và chi phối mọi tình cảm khác, trong đó có tình yêu làng.

Câu hỏi số 2:
Nhận biết
Xét theo mục đích nói, các câu văn: “Mụ nói cái gì vậy? Mụ nói cái gì mà lào xào thế?” thuộc kiểu câu nào? Theo em, các câu văn đó thể hiện tâm trạng gì của nhân vật ông Hai?
Phương pháp giải

Căn cứ các kiểu câu đã học.

Giải chi tiết

- Xét theo mục đích nói các câu trên là câu nghi vấn.

- Các câu đó cho thấy sự lo lắng, bất an,… của ông Hai.

Câu hỏi số 3:
Vận dụng cao
Dựa vào đoạn trích trên, kết hợp với những hiểu biết về tác phẩm, hãy viết một đoạn văn khoảng 15 câu theo phép lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp làm rõ nỗi lòng của ông Hai từ lúc nói chuyện với những người tản cư ở dưới xuôi lên đến khi trò chuyện với bà Hai. Đoạn văn có sử dụng câu đặc biệt và thành phần phụ chú (gạch dưới, chú thích rõ một câu đặc biệt và một thành phần phụ chú).
Phương pháp giải

Phân tích, lý giải, tổng hợp. 

Giải chi tiết

Về hình thức: Đảm bảo theo cấu trúc 1 đoạn văn tổng – phân – hợp khoảng 15 câu. Không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu. Trong đoạn có sử dụng câu đặc biệt và thành phần phụ chú.

Về nội dung: HS có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các ý sau:

1. Giới thiệu chung: giới thiệu về tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận: nỗi lòng của ông Hai từ lúc nói chuyện với những người tản cư ở dưới xuôi lên đến khi trò truyện với bà Hai.

2. Phân tích

* Khi mới nghe tin ông sững sờ đau đớn:

- Nghe tin ấy sững sờ: “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được...”

- Ông lão vờ đứng lảng rồi ra về: “cúi gằm xuống mà đi…”. Ông giả vờ bình thản nhưng thực chất để che giấu tâm trạng lo lắng, bất an trong lòng.

=> Tác giả đã miêu tả rất tinh tế tâm trạng bàng hoàng, sửng sốt, uất ức, đau đớn, tủi hổ của nhân vật. Niềm tự hào về làng Dầu bấy lâu bỗng sụp đổ.

* Về đến nhà:

- Ông tủi thân và thương lũ con:

+ Nước mắt ông lão cứ trào ra “Chúng cũng là trẻ con làng Việt Gian đấy ư? Chúng cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu…” Ông độc thoại một mình, thương cho thân mình, thương cho lũ con.

+ Tủi nhục bao nhiêu nghĩ tới bọn ở làng ông càng giận bấy nhiêu, ông nắm chặt hai tay mà rít lên “Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này”. Không thể kiềm chế được cơn tức giận, những suy nghĩ trong đầu ông Hai đã bị bật thành lời căm phẫn.

- Ông vẫn không tin đó là sự thật:  Ông điểm lại từng người trong làng, “họ toàn là những người có tinh thần cả”. Nhưng không có lửa thì không thể có khói vì vậy dù không muốn nhưng ông vẫn phải tin vào lời đồn.

- Ông bắt đầu lo lắng:

+ Lo cho mình và gia đình: “Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian, rồi đây biết làm ăn buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy.”

+ Lo cho bà con trong làng: “Lại còn nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương nữa, không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa?”

* Những ngày sau: Ông sợ hãi khi phải đối diện với cuộc sống xung quanh:

- Không dám bước chân ra khỏi nhà.

- Không dám nói chuyện với vợ.

- Mỗi một tiếng động bên ngoài cũng khiến ông hoang mang.

- Lúc nào cũng nín thở nghe ngóng và chột dạ, nơm nớp.

=> Miêu tả diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, Kim Lân đã phản ánh những nét đẹp mới trong tâm hồn người nông dân sau cách mạng. Cùng với tình yêu làng tha thiết họ còn tràn đầy tình yêu đất nước và nhiệt tình cách mạng.

3. Tổng kết vấn đề

Câu hỏi số 4:
Nhận biết
Một trong những đặc sắc nghệ thuật của truyện Làng là sử dụng hình thức độc thoại nội tâm để khắc họa tâm trạng nhân vật. Hãy kể tên một văn bản khác trong chương trình Ngữ văn 9 cũng sử dụng hình thức ngôn ngữ này và ghi rõ tên tác giả.
Phương pháp giải

Căn cứ nội dung các văn bản đã học.

Giải chi tiết

HS lựa chọn tác phẩm phù hợp.

Gợi ý:

- Kiều ở lầu Ngưng Bích – Nguyễn Du.

- …

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com