Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: ĐIỀU ĐẸP ĐẼ NHÂN VĂN CỦA GIÁO DỤC KHAI

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:


ĐIỀU ĐẸP ĐẼ NHÂN VĂN CỦA GIÁO DỤC KHAI SÁNG

Đây là bức tranh ‘Bên cửa lớp’ của hoạ sĩ Nikolay Bogdanov-Belsky, người Nga, vẽ năm 1897.

Nhân vật chính là cậu bé học trò mới, cậu đến nhập học (có lẽ từ rất xa, bởi cậu có chiếc bao vải đựng đồ đeo trên lưng và chiếc túi quàng vai). Bức tranh vẽ đúng thời điểm mà chú bé nghèo chân trong chân ngoài ngưỡng cửa lớp học. Phân vân ngại ngùng nhưng rất khấp khởi ngong ngóng. Chú ngại bởi chú nghèo khổ rách rưới quá, bởi các bạn bên trong kia đầy đủ hạnh phúc quá. Nhưng cái dáng nghiêng mái đầu của chú hướng vào ánh sáng bên trong lớp học cho thấy chú rất khao khát học hành. Trong bức tranh này, hoạ sĩ Bogdanov dùng thủ thuật tương phản để kể một câu chuyện. Tương phản giữa cái hiện tại nghèo vá chằng vá đụp với khung cảnh sáng ngời ánh sáng tri thức bên trong ngưỡng cửa lớp học. Sự tương phản giữa cái áo cũ rách và mái đầu tròn trĩnh tuổi hoa niên với nét lượn cằm và má thanh tú thể hiện trí tuệ trời cho. Tương phản giữa cái quần thủng với đôi giày đan bằng vỏ cây (láp-chi) đã nát do đi đường xa với những mảnh thân thể hồng hào khoẻ mạnh. Tương phản giữa đôi bàn tay chai sần nhem nhuốc vì lao động nặng nhọc với cái cách chú bé chắp tay chỉn chu trên đầu chiếc gậy.

Bức tranh miêu tả một khoảnh khắc rất động, khi mà đứa bé người thì ở ngoài nhưng gậy đã vào trong, tư thế đứng ở góc nghiêng tiến và mái đầu thì vừa tò mò vừa cương quyết thò vào trong lớp. Đám học trò đang được khai sáng bởi tri thức nhân loại nên hoạ sĩ vẽ chúng ngồi trong ánh sáng rất đẹp. Tuy cả đám đang say sưa làm việc của mình, vẫn có một cậu đã nhận ra có bạn mới vừa tới. Ai đã chuyển trường hồi bé đều biết rằng khi vào một lớp lạ, thế nào ngay lập tức cũng có một hai đứa lập tức cảm thấy nhau ngay, bằng giác quan thứ sáu. Những đứa học trò đồng thanh tương ứng này sẽ là bạn tri kỷ hiểu nhau thân nhau có khi tới già. Hoạ sĩ Bogdanov đã vẽ một cậu như thế đang ngồi bên trong, tia ra cậu đứng bẽn lẽn ngoài này. Bức tranh kể một câu chuyện dài, với cái kết luận lạc quan. Rằng ánh sáng tri thức chắc chắn sẽ được sẽ tưng bừng trên những mái đầu xanh hiếu học.

Hoạ sĩ Bogdanov vẽ bức này chính là tiểu sử bản thân. Ông sinh ra trong hoàn cảnh nghèo khổ, nhưng may mắn gặp được người thầy giáo, giáo sư, nhà khoa học Ratrixky, người rất có tâm với việc khai sáng dạy dỗ trẻ em thường dân. Nhờ có thầy mà Bogdanov sau này đã trở thành hoạ sĩ tên tuổi tầm cỡ Thế giới. Bức tranh có ý nghĩa sâu xa ca ngợi nghề giáo, những đẹp đẽ nhân văn của giáo dục khai sáng đựng trong câu chuyện về chú bé nghèo đứng trước cửa lớp học ở một ngôi trường tỉnh xa.

(Nguồn: Chuyện thiên hạ – Cát Như)

Trả lời cho các câu 1, 2, 3, 4 dưới đây:

Câu hỏi số 1:
Thông hiểu
Nhân vật chính trong bức tranh “Bên của lớp” của hoạ sĩ Nikolay Bogdanov-Belsky là ai?
Phương pháp giải

Đọc, tìm ý.

Giải chi tiết

Nhân vật chính trong bức tranh “Bên cửa lớp” là cậu bé học trò nghèo mới đến nhập học. Nhân vật này trong bức tranh chính là bản thân của tác giả.

Câu hỏi số 2:
Thông hiểu
Bức tranh của hoạ sĩ Bogdanov có ý nghĩa sâu xa là gì?
Phương pháp giải

Phân tích, lý giải.

Giải chi tiết

Bức tranh có ý nghĩa sâu xa ca ngợi nghề giáo, những đẹp đẽ nhân văn của giáo dục khai sáng đựng trong câu chuyện về chú bé nghèo đứng trước cửa lớp học ở một ngôi trường tỉnh xa.

Câu hỏi số 3:
Thông hiểu
Nêu tác dụng của phép điệp cấu trúc trong đoạn văn: “Tương phản giữa cái hiện tại nghèo và chắp vá đụp với khung cảnh sáng ngời ánh sáng tri thức bên trong ngưỡng cửa lớp học. Sự tương phản giữa cái áo cũ rách và mái đầu tròn trĩnh tuổi hoa niên với nét lượn cằm và má thanh tú thể hiện tri tuệ Trời cho. Tương phản giữa cái quần thủng với đôi giày đan bằng vỏ cây (láp-chi) đã nát do đi đường xa với những mảnh thân thể hồng hào khoẻ mạnh. Tương phản giữa đôi bàn tay chai sần nhem nhuốc vì lao động nặng nhọc với cái cách chú bé chắp tay chỉn chu trên đầu chiếc gậy.”
Phương pháp giải

Vận dụng những kiến thức đã học về phép điệp. 

Giải chi tiết

Tác dụng của phép điệp: Nhấn mạnh sự tương phản giữa hiện tại nghèo khó với ánh sáng của tri thức. Cho thấy tinh thần hiếu học và sức mạnh của tri thức.

Câu hỏi số 4:
Vận dụng
Ngày nay, nhân loại đang được hưởng lợi ích không nhỏ từ trí tuệ nhân tạo. Theo anh/chị có thế thay thế hoàn toàn trí tuệ nhân tạo vào vị trí người giáo viên được không? Vì sao?
Phương pháp giải

Phân tích, lý giải, tổng hợp. 

Giải chi tiết

Học sinh trình bày quan điểm của bản thân, có lý giải hợp lý.

Gợi ý:

Trí tuệ nhân tạo không thể thay thể hoàn toàn vị trí của người giáo viên bởi có những thứ công nghệ không thể thay thế con người ví dụ như sự sáng tạo, ngôn ngữ, khả năng truyền cảm hứng,....

Tham Gia Group Dành Cho 2K7 luyện thi Tn THPT - ĐGNL - ĐGTD

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com