Viết bài văn nghị luận nêu quan điểm về: Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong xã hội
Viết bài văn nghị luận nêu quan điểm về: Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong xã hội hiện nay.
Phân tích, tổng hợp.
1. Mở bài
- Đặt vấn đề nghị luận: Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong xã hội hiện nay.
- Ngày nay, mối quan hệ cha mẹ - con cái dường như đang gặp khủng hoảng nặng nề bởi nhiều lý do khá phức tạp.
2. Thân bài
* Giải thích quan niệm về mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái
* Vai trò của mối quan hệ cha mẹ và con cái trong cuộc sống
- Tình mẫu tử, tình phụ tử là thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng, là chiếc la bàn giúp ta định vị được những hướng đi đúng đắn trong cuộc sống. Nó không giống như tình cảm bạn bè, cũng không phải là tình cảm khi ta yêu một người nào đó mà là tình cảm của cha mẹ dành cho con cái.
- Thông thường tình cảm bắt nguồn từ các mối quan hệ trong gia đình và xã hội. Riêng tình cảm cha mẹ đối với con cái là do được khơi dậy từ tình yêu thương tự nhiên.
- Chính vì thế, tình cảm cha – mẹ - con cái và ngược lại, đạo làm con đối với cha mẹ là quan hệ "máu mủ ruột rà", có ý nghĩa thiêng liêng, gắn bó nhất của con người. Nó là nền tảng để xây dựng những mối quan hệ tình cảm khác trong xã hội chúng ta.
- Tình cảm của cha mẹ và con cái đã trở thành thứ tình cảm trường tồn, vượt qua không gian, thời gian và những biến đổi của các yếu tố trong xã hội.
* Thực trạng về mối quan hệ cha mẹ với con cái trong gia đình ngày nay
- Gia đình nói chung trong đó có gia đình Việt Nam luôn luôn bị tác động bởi diễn biến xã hội xung quanh và ngày nay không tránh khỏi sự lỏng lẻo trong các mối quan hệ giữa các thành viên.
- Nguyên nhân có thể do:
+ Tác động của những diễn biến không ngừng của xã hội;
+ Nhu cầu tự khẳng định của cá nhân, có thể dẫn đến tính ích kỉ, hẹp hòi, do sự tăng trưởng của nền kinh tế thị trường, cũng như do hiện tượng công nghiệp hóa, đô thị hóa;
+ Mô hình “Gia đình hạt nhân” thích hợp hơn và thay thế cho nếp sống đại gia đình cổ xưa; con cái trưởng thành muốn cha mẹ cho ở riêng, trong khi cha mẹ già lại thích sống chung với con cái để có cháu bồng cháu bế;
+ Kinh tế phát triển, con cái được học hành đến nơi đến chốn, thành đạt sớm, nhu cầu tự lập tăng cao, không muốn và không chấp nhận sự phụ thuộc vào gia đình;
+ Con cái bận rộn làm ăn không có nhiều thời gian chăm sóc cha mẹ, nhất là cha mẹ đã già yếu; cha mẹ lo kinh tế gia đình lơ là việc chăm sóc, giáo dục, hướng dẫn con cái;
+ Khoảng cách tâm lý giữa hai thế hệ càng ngày càng gia tăng do những chuyển biến ngoài xã hội. Điều này thường dẫn đến hậu quả là xảy ra những xung đột giữa hai thế hệ;
+ Cha mẹ nhiều người vẫn còn nặng nề về thành tích công lao, muốn độc quyền nắm giữ vận mệnh con cái khiến con cái bị tổn thương và ức chế; có nhiều trường hợp còn xảy ra việc cha mẹ lạm dụng quyền hành hay dùng bạo lực khiến con cái uất hận muốn xa rời và đứt gánh với cha mẹ, gia đình…
- Có thể liên hệ bản thân: Mối quan hệ của em với cha mẹ như thế nào, em đã làm gì để giúp cho mối quan hệ ấy luôn luôn tốt đẹp?
3. Kết bài
- Dù xuất phát từ bất cứ nguyên nhân nào, sự rạn nứt, đổ vỡ trong mối quan hệ cha mẹ - con cái trong gia đình cũng là một thực trạng đáng buồn và đáng suy nghĩ.
- Đã đến lúc chúng ta cần xem xét lại một cách nghiêm túc và cởi mở mối quan hệ thân thiết này, làm sao để một đàng con cái biết sống trọn vẹn đạo làm con của mình, đàng khác cha mẹ cũng biết cách hoàn thành tốt đẹp nhiệm vụ làm cha làm mẹ của mình.
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com