Cách trình bày vấn đề chủ quan được thể hiện thế nào trong đoạn sau: Nói đến người vợ
Cách trình bày vấn đề chủ quan được thể hiện thế nào trong đoạn sau:
Nói đến người vợ là nói đến không gian gia đình, nói đến quan hệ với người chồng. Hình tượng bà Tú thuộc về kiểu gia đình nhà nho theo ảnh hưởng của Nho giáo. Không coi trọng sản nghiệp, chỉ chú trọng danh vị, những gia đình như thế người chồng thì miệt mài đèn sách, còn người vợ thì nuôi sống gia đình với hi vọng một ngày kia chồng đỗ đạt làm quan cả họ được nhờ, đổi thay phận vị. Nhưng nền tảng của kiến gia đình ấy đã đến hồi lung lay khi buộc vào thời buổi Tây Tàu nhộn nhạo này. Không còn cảnh thơ mộng “Bên anh đọc sách, bên năng quay tơ nữa”. Không còn được ở yên trong một mái nhà – dầu vất cả mà êm đềm thanh thản, bà Tú đã bị cái thời buổi ấy ném ra ngoài cuộc đời phiền tạp. Khi mà đô thị hoá đã làm ra cái cảnh “phố nửa làng” ở đất Vị Xuyên này, thì bà Tú cũng bị dạt theo cuộc sống bươn chải nhất thời để đợi chồng thành đạt. Mà đó là cuộc bươn chải không có kết thúc. Bươn chải đã thành số phận của bà.
Phân tích.
Thể hiện qua các từ ngữ, câu văn, hình ảnh cho thấy tình cảm, đánh giá chủ quan:
– Về bối cảnh xã hội và ảnh hưởng của nó đến gia đình bà Tú: “thời buổi Tây Tàu nhộn nhạo, “không còn đâu cảnh thơ mộng”, “không còn được ở yên trong một mái nhà – dầu vất vả mà êm đềm thanh thản” → Thể hiện thái độ không đồng tinh đối với những nhộn nhạo, đảo lộn giá trị của bối cảnh xã hội dương thời.
– Về hình tượng bà Tú: “bà Tú đã bị cái thời buổi ấy ném ra ngoài cuộc đời phiền tạp", “bà Tú cũng bị dạt theo cuộc sống bươn chải nhất thời để đợi chồng thành đạt” “bươn chải đã thành số phận của bả” → Thể hiện tình cảm xót thương, trân trọng đối với bà Tú.
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com