Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Đọc đoạn trích: (1) Người xưa có câu nói rất hay: “Nước chảy không thối, trục của không

Đọc đoạn trích:

(1) Người xưa có câu nói rất hay: “Nước chảy không thối, trục của không mọt”.

(2) Nhà khoa học người Mĩ – Franklin từng nói câu tương tự: “Thói lười biếng cũng giống như gỉ sét, gây hại cho thân xác chúng ta hơn cả sự lao động vất vả. Chiếc chìa khóa thường xuyên dùng sẽ luôn sáng bóng”.

(3) Để thấy rằng, mưu cầu an nhàn thật nguy hại. Bất luận ở hoàn cảnh nào, hễ ở trong trạng thái an nhàn, bất cứ lúc nào chúng ta cũng có khả năng bị nguy cơ xâm nhập, và chúng ta ngày càng trở nên an dật, yếu đuối, mất hết sức chống chọi. Chúng ta nên biết rằng sự cạnh tranh trong cuộc sống vốn rất khốc liệt và tàn nhẫn, chỉ những ai đã chuẩn bị đầy đủ mới có cơ hội sống sót.

(4) Đừng để bản thân dừng quá lâu ở vùng dễ chịu, mà phải tìm cách đột phá khỏi nó. Hãy tự hỏi chính mình, bạn có yêu thích công việc đang làm hiện tại không? Điều gì khiến bạn bước vào sự an nhàn, đánh mất động lực, không chịu đột phá? Thế rồi căn cứ theo kì vọng và động cơ bản thân để đặt ra một mục tiêu phù hợp với dự định của mình. Một khi có mục tiêu rõ ràng, bạn sẽ tràn đầy động lực tiến bước về cái đích phía trước.

(Trích Đừng chọn an nhàn khi còn trẻ, Cảnh Thiên, NXB Thế giới, 2019)

 (1) Ngụ ý con người chăm chỉ hoạt động, làm lụng thì sẽ không bị lạc hậu, kém cỏi, mài mòn đi.

Thực hiện các yêu cầu sau:

Trả lời cho các câu 1, 2, 3, 4 dưới đây:

Câu hỏi số 1:
Nhận biết
Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
Phương pháp giải

Vận dụng những kiến thức về phương thức biểu đạt.

Giải chi tiết

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.

Câu hỏi số 2:
Nhận biết
Theo tác giả, mưu cầu an nhàn gây ra những nguy hại gì?
Phương pháp giải

Căn cứ bài đọc hiểu.

Giải chi tiết

- Nguy hại của sự an nhàn: Bất luận ở hoàn cảnh nào, hễ ở trong trạng thái an nhàn, bất cứ lúc nào chúng ta cũng có khả năng bị nguy cơ xâm nhập, và chúng ta ngày càng trở nên an dật, yếu đuối, mất hết sức chống chọi.

Câu hỏi số 3:
Thông hiểu
Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu văn: “Thói lười biếng cũng giống như gỉ sét, gây hại cho thân xác chúng ta hơn cả sự lao động vất vả”
Phương pháp giải

Phân tích.

Giải chi tiết

- Biện pháp so sánh: Thói lười biếng so sánh với “gỉ sét”.

- Tác dụng:

+ Giúp cho câu văn sinh động, hấp dẫn, người đọc dễ hình dùng.

+ Hình ảnh so sánh nhằm nhấn mạnh thói lười biếng vô cùng nguy hiểm, khiến cho con người bị mài mòn.

+ Qua đó tác giả khuyên chúng ta nên bước qua vùng an toàn để khám phá được những năng lực mới của chính mình.

Câu hỏi số 4:
Vận dụng
Qua đoạn trích, anh/chị hãy rút ra bài học sâu sắc nhất cho bản thân.
Phương pháp giải

Phân tích. 

Giải chi tiết

Học sinh dựa vào nội dung đoạn trích, rút ra bài học phù hợp.

Gợi ý:

- Không ngừng thay đổi, làm mới bản thân.

- Bước qua vùng an toàn để khám phá được những năng lực mới của chính mình.

- …

Tham Gia Group Dành Cho 2K7 luyện thi Tn THPT - ĐGNL - ĐGTD

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com