Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: “Tuổi thơ tôi trắng muốt cánh cò con sáo mỏ vàng,

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:


“Tuổi thơ tôi trắng muốt cánh cò

con sáo mỏ vàng, con chào mào đỏ đít

con chim trả bắn mũi tên xanh biếc

con chích choè đánh thức buổi ban mai

 

Tuổi thơ tôi cứ ngỡ mất đi rồi

năm tháng trôi qua không bao giờ chảy lại

cái năm tháng mong manh mà vững chãi

con dấu đất đai tươi rói mãi đây này

 

Người ở rừng mang vết suối vết cây

người mạn bể có chút sóng chút gió

người thành thị mang nét đường nét phố

như tôi mang dấu ruộng dấu vườn

 

Con dấu chìm chạm trổ ở trong xương

thời thơ ấu không thể nào đánh đổi

trọn kiếp người ta chập chờn nguồn cội

có một miền quê trong đi đứng nói cười”

(Trích “Tuổi thơ” – Nguyễn Duy, Ánh trăng, Nxb Tác phẩm mới, 1984)

Trả lời cho các câu 1, 2, 3, 4 dưới đây:

Câu hỏi số 1:
Nhận biết
Xác định thể thơ của văn bản?
Phương pháp giải

Vận dụng kiến thức về thể thơ.

Giải chi tiết

Thể thơ tự do.

Câu hỏi số 2:
Thông hiểu
Kí ức tuổi thơ của nhân vật trữ tình hiện lên qua những hình ảnh nào?
Phương pháp giải

Căn cứ đoạn trích, tìm ý.

Giải chi tiết

Kí ức tuổi thơ của nhân vật trữ tình hiện lên qua những hình ảnh: trắng muốt cánh cò, con sáo mỏ vàng, con chào mào đỏ đít, con chim trả bắn mũi tên xanh biếc, con chích choè đánh thức buổi ban mai.

Câu hỏi số 3:
Thông hiểu
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp điệp cấu trúc câu trong khổ thơ:   Người ở rừng mang vết suối vết cây người mạn bể có chút sóng chút gió người thành thị mang nét đường nét phố như tôi mang dấu ruộng dấu vườn
Phương pháp giải

Phân tích, lý giải, tổng hợp. 

Giải chi tiết

- Biện pháp điệp cấu trúc câu: Người...mang...(3 lần)

- Tác dụng:

+ Nhấn mạnh mỗi con người đều mang bản sắc văn hoá, dấu ấn quê hương trong con người mình.

+ Tăng tính hùng biện, tăng tính nhạc, tăng giá trị biểu cảm.

Câu hỏi số 4:
Vận dụng
Anh/ chị hãy nhận xét ngắn gọn về quan điểm của tác giả trong hai câu thơ: “Trọn kiếp người ta chập chờn nguồn cội Có một miền quê trong đi đứng nói cười”.
Phương pháp giải

Căn cứ nội dung các văn bản đã học.

Giải chi tiết

- Hai câu thơ của tác giả: “Trọn kiếp người...nói cười” đã khẳng định: Mỗi con người luôn có sự gắn bó mật thiết với nguồn cội, đều mang bóng dáng của quê hương trong lối sống, sinh hoạt, trong đi đứng nói cười.

- Nhận xét: Đó là một quan điểm đúng đắn, sâu sắc. Nó giúp ta nâng cao nhận thức về nguồn cội, giúp chúng ta thêm yêu quí gắn bó với quê hương. Từ đó, ta có hành động cụ thể, thiết thực giữ gìn bản sắc văn hóa của quê hương, dân tộc.

Tham Gia Group Dành Cho 2K7 luyện thi Tn THPT - ĐGNL - ĐGTD

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com