Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Cảm nhận về nhân vật ông lái đò qua đoạn trích sau: “Cưỡi lên thác Sông Đà, phải cưỡi

Câu hỏi số 698307:
Vận dụng cao

Cảm nhận về nhân vật ông lái đò qua đoạn trích sau:

“Cưỡi lên thác Sông Đà, phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ. Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá. Nắm chặt lấy được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo về phía cửa đá ấy. Bốn năm bọn thủy quân cửa ải nước bờ bên trái liền xô ra định níu con thuyền vào tập đoàn cửa tử. Ông đò vẫn nhớ mặt bọn này, đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến. Những luồng tử đã bỏ hết lại sau thuyền. Chỉ còn vẳng tiếng reo hò của sóng thác luồng sinh. Chúng vẫn không ngớt khiêu khích, mặc dầu cái thằng đá tướng đứng chắn ở cửa vào đã tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng thua cái thuyền đã đánh trúng vào cửa sinh nó trấn lấy. Còn một trùng vây thứ ba nữa. Ít cửa hơn, bên trái bên phải đều là luồng chết cả. Cái luồng sống ở chặng ba này lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác. Cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa đó. Thuyền vút qua cổng đá cánh mở cánh khép. Vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được lượn được.”

(Người lái đò Sông Đà – Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)

Từ đó anh/chị hãy nhận xét sự thay đổi trong quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng tháng Tám 1945.

Phương pháp giải

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

Giải chi tiết

Yêu cầu hình thức:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ vựng, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

I. Giới thiệu chung

- Tố Hữu là lá cờ đầu trong nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Thơ Tố Hữu mang đậm chất trữ tình, chính trị.

- Việt Bắc là đỉnh cao trong thơ Tố Hữu. Bài thơ được viết trong thời khắc chia tay lịch sử của cán bộ với đồng bào Việt Bắc để về tiếp quản Hà Nội.

- Khái quát vấn đề: Vẻ đẹp hình tượng người lái đò trong cuộc vượt thác, từ đó nhận xét về sự thay đổi trong quan niệm Nguyễn Tuân về con người của nhà văn Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng tháng 8.

II. Phân tích

1. Cảm nhận vẻ đẹp của ông lái đò trong đoạn trích

* Vẻ đẹp của lòng dũng cảm:

- Biểu hiện:

+ Dù lực lượng hết sức chênh lệch song ông vẫn không một chút nao núng, sợ hãi.

+ Trước đó, ông đò bị thương, mặt méo bệch vẫn không lùi bước.

+ Tâm thế: "Cưỡi lên thác Sông Đà, phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ". => Quyết tâm chinh phục Sông Đà bằng mọi giá, xác định tinh thần: không vào hang cọp sao bắt được cọp.

+ Hành động hào hùng, quyết đoán, như một dũng tướng xông pha trên chiến trận: “Nắm chặt lấy được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy cái luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh”.

" Ông đò tả đột hữu xông, mạnh mẽ, quyết đoán.

* Vẻ đẹp của trí tuệ khôn ngoan:

- Biểu hiện:

+ Trí nhớ tốt: Ông đò “thuộc qui luật phục kích của lũ đá nơi cửa ải nước hiểm trở này”. Ông đò “nắm chắc binh pháp thần sông thần đá”, thuộc Sông Đà như thuộc một bản trường ca đến từng dấu chấm dấu phẩy và cả những chỗ xuống dòng.

+ Cùng với trí nhớ tốt là khả năng ứng biến nhanh nhẹn, vận dụng các chiến lược chiến thuật linh hoạt, sáng tạo.

Trùng vi 2: Sông Đà tăng thêm nhiều cửa tử, cửa sinh lệch sang bờ hữu ngạn. Bốn năm bọn thủy quân cửa ải nước bờ bên trái liền xô ra định níu con thuyền vào tập đoàn cửa tử.

+ Ông đò: Ông đò vẫn nhớ mặt bọn này, đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến. Những luồng tử đã bỏ hết lại sau thuyền.

" Ông lái đò khôn ngoan vượt qua mọi cạm bẫy của thác ghềnh, đưa con thuyền vượt thác an toàn. Hóa ra bí quyết làm nên sự phi thường cho ông đò không gì khác là lòng dũng cảm và trí nhớ tốt của một con người lao động bình thường nơi sông nước hẻo lánh.

* Vẻ đẹp của con người tài hoa, nghệ sĩ:

- Biểu hiện qua hành động vượt thác của ông đò: vừa rất nhanh chóng, dứt khoát, quyết liệt vừa vô cùng mềm dẻo, linh hoạt, tài hoa.

+ Nhanh chóng, dứt khoát, quyết liệt: "nắm chắc lấy cái bờm sóng đúng luồng, ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh..."; "đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến", “phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa... vút qua cổng đá”, “vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước...”

"  Các động từ mạnh chỉ sự quyết đoán, dứt khoát, mạnh mẽ, nhanh chóng => khó ai nghĩ đó là hành động của một ông lão đã ngoài 70. Ông đò như đang xông pha giữa chiến trường như một dũng tướng.

+ Mềm dẻo, linh hoạt, tài hoa: con thuyền trong sự điều khiển của ông lái: "như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được, lượn được". Thuyền như mũi tên tre: nhanh-thẳng-mạnh>< xuyên-lái- lượn: giống như một dải lụa uyển chuyển, mềm dẻo, uốn lượn, bay bổng. Sự kết hợp của những động tác tưởng chừng đối lập, không thể dung hòa trong khi ông đò đang chèo lái rất nhanh chứng tỏ động tác của ông đò phải thuần thục, nhuần nhuyễn đến mức nào. Việc đưa con thuyền tìm đúng luồng sinh, vượt qua bao cạm bẫy của thạch trận sông Đà quả thực là một nghệ thuật cao cường từ một tay lái điêu luyện.

"  Ông đò trở thành một nghệ sĩ xiếc trên sóng nước Đà giang, tay lái ra hoa.

* Đánh giá chung:

- Tổng kết vẻ đẹp nhân vật:

- Ý nghĩa của nhân vật:

- Tạo nên giá trị nhân văn cho tác phẩm.

- Cho thấy tấm lòng của Nguyễn Tuân: người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái Đẹp, tinh thần dân tộc.

- Nguyễn Tuân xây dựng nhân vật:

+ Tình huống: kịch tính, làm nổi hình nổi sắc nhân vật.

+ Ngôn ngữ: tài hoa, uyên bác, giàu chất tạo hình, điện ảnh.

+ Vận dụng tri thức liên ngành (về KH và đời sống) để làm sống dậy đối tượng. Khả năng liên tưởng, so sánh độc đáo, phong phú, bất ngờ.

+ Thể loại: tùy bút pha chất truyện.

+ Các biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, đối lập, nhân hóa...tài hoa.

2. Nhận xét sự thay đổi trong quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng tháng 8.

* Quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng 8.

- Trước Cách mạng tháng 8, Nguyễn Tuân chỉ thấy chất tài hoa, nghệ sĩ ở những con người đặc tuyển, xuất chúng, lớp nhà nho cuối mùa “vang bóng một thời”. Nguyễn Tuân không tiếp cận con người ở phương diện công dân, con người giai cấp, chính trị mà tiếp cận con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ, tìm kiếm cái đẹp trong những con người phi thường xuất chúng.

* Quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Tuân sau Cách mạng tháng 8.

- Sau Cách mạng tháng 8 nhà văn nhận thấy chất tài hoa nghệ sĩ trong những con người lao động bình thường, thuộc số đông quần chúng nhân dân. Nói như nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, đó là những người: “Không ai nhớ mặt đặt tên/ Nhưng họ đã làm ra Đất Nước”.

* Chỉ ra sự thống nhất và biến chuyển

- Điểm thống nhất: Nguyễn Tuân trước hay sau Cách mạng tháng 8 đều tiếp cận con người ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ. Nét tài hoa của con người không chỉ có trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật, mà ở bất cứ ngành nghề nào, khi con người đạt đến trình độ khéo léo, điêu luyện thì họ sẽ trở thành nghệ sĩ trong nghề nghiệp của mình. Trong đoạn trích này, Nguyễn Tuân chú ý tô đậm nét tài hoa, nghệ sĩ ở ông lái đò trong nghệ thuật vượt thác leo ghềnh. Ông đò thực sự đã trở thành một nghệ sĩ khéo léo, thuần thục trong nghệ thuật chèo đò vượt thác, giống như một nghệ sĩ đang làm xiếc giữa sóng nước Đà giang.

- Biến chuyển: Quan niệm mới về người anh hùng.

Nguyễn Tuân cho rằng: anh hùng không cứ phải là chiến sĩ trên mặt trận chiến đấu. Con người có thể trở thành anh hùng trên mặt trận lao động sản xuất, chinh phục thiên nhiên. Hễ ai làm tốt công việc của mình đến mức thuần thục thì đều có thể trở thành anh hùng, nghệ sĩ.

* Nhận xét:

+ Sự thống nhất và biến chuyển trong quan niệm Nguyễn Tuân về con người của Nguyễn Tuân làm nên nét riêng, nét độc đáo cho thế giới nhân vật của ông.

+ Tạo nên sức hấp dẫn cho tác phẩm của Nguyễn Tuân.

III. Kết luận

- Khái quát lại vấn đề.

- Giá trị nội dung, nghệ thuật.

Tham Gia Group Dành Cho 2K7 luyện thi Tn THPT - ĐGNL - ĐGTD

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com