Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

  - Ta với mình, mình với ta Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh Mình đi, mình lại nhớ

Câu hỏi số 698518:
Vận dụng cao

 

- Ta với mình, mình với ta

Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh

Mình đi, mình lại nhớ mình

Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu...

 

Nhớ gì như nhớ người yêu

Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương

Nhớ từng bản khói cùng sương

Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.

Nhớ từng rừng nứa bờ tre

Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy.

(Trích“Việt Bắc”- Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB GD, 2008, tr 110)

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó nhận xét đặc điểm phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu.

Phương pháp giải

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

Giải chi tiết

Yêu cầu hình thức:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ vựng, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

I. Giới thiệu chung

- Tố Hữu là lá cờ đầu trong nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Thơ Tố Hữu mang đậm chất trữ tình, chính trị.

- Việt Bắc là đỉnh cao trong thơ Tố Hữu. Bài thơ được viết trong thời khắc chia tay lịch sử của cán bộ với đồng bào Việt Bắc để về tiếp quản Hà Nội.

- Khái quát vấn đề: Nỗi nhớ của người chiến sĩ cách mạng về xuôi với cảnh và người nơi chiến khu Việt Bắc.

II. Phân tích

1. Cảm nhận đoạn thơ.

- Tác phẩm được viết vào tháng 10/1954 nhân một sự kiện có tính lịch sử, các cơ quan trung ương Đảng dời chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp.

- Bốn câu đầu

Ta với mình, mình với ta

Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh

Mình đi mình lại nhớ mình

Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu

+ Cặp đại từ “Ta -mình” trở đi trở lại mang âm hưởng dân gian, thể hiện sự gắn bó quấn quýt không thể tách rời

+ Chữ “mình”trong câu thơ “Mình đi mình lại nhớ mình” được dùng sáng tạo, vừa chỉ người đi, vừa chỉ người ở lại, người đi và người ở có sự đồng điệu, thấu hiểu về tình cảm.

+ Hình ảnh so sánh “Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu” nhắc nhở truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, khẳng định tình cảm son sắt của người đi dành cho đất và người Việt Bắc.

- Sáu câu sau

Nhớ gì như nhớ người yêu

Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương

Nhớ từng bản khói cùng sương

Sớm khuya bếp lửa người thương đi về

Nhớ từng rừng nứa bờ tre

Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy.

+ Bộc lộ nỗi nhớ thiết tha, sâu nặng; khẳng định tấm lòng thủy chung, ân nghĩa với quê hương Việt Bắc của người cán bộ về xuôi; (điệp từ nhớ, điệp ngữ nhớ từng; hình ảnh so sánh Nhớ gì như nhớ người yêu; )

+ Thể hiện niềm say đắm trước vẻ đẹp của núi rừng Việt Bắc, bộc lộ tình yêu thiết tha, trìu mến của tác giả với cảnh vật và con người nơi đây.

++ Say đắm trước vẻ đẹp của thiên nhiên (các địa danh ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê; hình ảnh bản khói cùng sương, Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương, rừng nứa, bờ tre...) -> Không gian đặc trưng của núi rừng Việt Bắc: vừa thơ mộng, êm đềm, vừa rộng lớn, mênh mông, kì vĩ; thiên nhiên và con người hài hòa.

++ Say đắm trước bức tranh sinh hoạt của con người (Nhớ từng bản khói cùng sương/ Sớm khuya bếp lửa người thương đi về).

-> Bức tranh sinh hoạt của đồng bào Việt Bắc rất bình dị, thân thuộc, giàu chất thơ.

- Tình cảm của tác giả đối với quê hương Việt Bắc được thể hiện bằng thể thơ lục bát; ngôn ngữ thơ gợi hình, gợi cảm, biện pháp tu từ so sánh, điệp từ, điệp ngữ, liệt kê, cách sử dụng đại từ xưng hô “mình – ta”; hình ảnh thơ được chắt lọc từ cuộc sống sinh hoạt và thiên nhiên nơi núi rừng Việt Bắc đậm đà màu sắc núi rừng; giọng điệu vừa say mê vừa hoài niệm thiết tha...

=> Đoạn thơ thể hiện một cách xúc động tình cảm ân nghĩa thủy chung của tác giả đối với quê hương Việt Bắc, góp phần thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Đó cũng là tiếng lòng của hàng triệu con người Việt Nam yêu nước đối với quê hương cách mạng. Đoạn thơ cũng góp phần thể hiện phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu

2. Nhận xét về đặc điểm phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu.

- Yếu tố trữ tình chính trị thể hiện ở sự sáng tạo tình huống chia li để bày tỏ ân tình cách mạng.

- Tính dân tộc đậm đà của thơ Tố Hữu:

+ Thể thơ lục bát, kết cấu đối đáp, cách sử dụng cặp đại từ “ mình - ta ” ngọt ngào, cách ví von, so sánh gần gũi, dân dã.

+ Đoạn thơ thể hiện tình cảm ”uống nước nhớ nguồn”, đó là tình cảm gắn bó sâu nặng của người cán bộ cách mạng về xuôi với Việt Bắc cũng là truyền thống đạo lí của con người Việt Nam

- Giọng điệu thơ: tâm tình ngọt ngào.

III. Kết luận

- Khái quát lại vấn đề.

- Giá trị nội dung, nghệ thuật.

 

Tham Gia Group Dành Cho 2K7 luyện thi Tn THPT - ĐGNL - ĐGTD

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com