Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Phân tích đoạn thơ sau:

Người đồng mình thô sơ da thịt

“Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con

Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương

Còn quê hương thì làm phong tục

Con ơi tuy thô sơ da thịt

Lên đường

Không bao giờ nhỏ bé được

Nghe con.

(Trích Nói với con, Y Phương, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.72 - 73)

Câu 702800: Phân tích đoạn thơ sau:


Người đồng mình thô sơ da thịt


“Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con


Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương


Còn quê hương thì làm phong tục


Con ơi tuy thô sơ da thịt


Lên đường


Không bao giờ nhỏ bé được


Nghe con.


(Trích Nói với con, Y Phương, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.72 - 73)

Câu hỏi : 702800

Quảng cáo

Phương pháp giải:

Phân tích, tổng hợp.

  • (0) bình luận (0) lời giải
    ** Viết lời giải để bạn bè cùng tham khảo ngay tại đây

    Giải chi tiết:

    * Yêu cầu về hình thức:

    - Bài viết đảm bảo cấu trúc của một bài văn gồm 3 phần:

    + Mở bài: nêu được vấn đề.

    + Thân bài: triển khai được vấn đề.

    + Kết bài: khái quát được vấn đề.

    - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

    * Yêu cầu về nội dung:

    Bài viết đảm bảo những nội dung sau đây:

    1. Mở bài

    - Giới thiệu tác giả: Y Phương là một trong số ít những nhà thơ miền núi có những gắn bó lâu dài với hoạt động văn hóa nghệ thuật đến như vậy. Với một phong cách thơ hồn nhiên, trong sáng, chân thật và cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi, Y Phương đã có những đóng góp không nhỏ cho nền thơ ca hiện đại Việt Nam ở thế kỉ XX.

    - Giới thiệu tác phẩm, vị trí đoạn trích.

    2. Thân bài

    a. Người đồng mình hiện lên là những con người bản lĩnh, mạnh mẽ và giàu lòng tự tôn dân tộc với khát vọng xây dựng đất nước

    “Người đồng mình thô sơ da thịt

    Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con

    Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương

    Còn quê hương thì làm phong tục”

    - Nghệ thuật đối lập tương phản: giữa ngoại hình và tâm hồn. Hình ảnh "thô sơ da thịt" diễn tả vẻ đẹp mộc mạc, bình dị, chân chất, khẳng khái của "người đồng mình". Nhưng họ không hề "nhỏ bé" về tâm hồn mà ngược lại rất giàu lòng tự trọng, giàu chí khí, niềm tin cao đẹp với khát vọng dựng xây, phát triển quê hương.

    - Lối nói đậm ngôn ngữ dân tộc – độc đáo mà vẫn chứa đựng ý vị sâu xa. Hình ảnh “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương” vừa mang tính tả thực (chỉ truyền thống làm nhà kê đá cho cao của người miền núi), vừa mang ý nghĩa ẩn dụ sâu sắc. Người đồng mình bằng chính bàn tay và khối óc, bằng sức lao động đã xây dựng và làm đẹp giàu cho quê hương, xây dựng để nâng tầm quê hương. Còn quê hương là điểm tựa tinh thần với phong tục tập quán nâng đỡ những con người có chí khí và niềm tin. Câu thơ đã khái quát về tinh thần tự tôn dân tộc, về ý thức bảo vệ nguồn cội, bảo tồn những truyền thống quê hương tốt đẹp của người đồng mình.

    - Người cha đã tâm sự với con về tất cả những gì tốt đẹp nhất của quê hương, nơi con đang sinh sống, chiếc nôi đang nuôi con khôn lớn, trưởng thành. Cha nói với con cũng là khuyên con bài học đạo lí làm người. Quê hương sau những năm dài chiến tranh chưa giàu, chưa đẹp nhưng con phải biết gắn bó với nơi chôn rau cắn rốn của mình. Trước những thử thách, khó khăn trong hiện tại, con phải biết lao động, sáng tạo để xây dựng, “kê cao” quê hương như thủa trước.

    b. Lời nhắ nhủ, dặn dò trìu mến, thiết tha của cha đối với con

    - Ý thơ “tuy thô sơ da thịt” và “không bao giờ nhỏ bé” được lặp lại với bốn câu thơ trước đó càng trở nên da diết, khắc sâu trong lòng con về những phẩm chất cao đẹp của “người đồng mình”. Nhưng hai tiếng “lên đường” cho thấy người con đã lớn khôn và tạm biệt gia đình – quê hương để bước vào một trang đời mới.

    - Trong hành trang của người con mang theo khi “lên đường” có một thứ quí giá hơn mọi thứ trên đời, đó là ý chí, nghị lực, truyền thống quê hương. Lời dặn của cha thật mộc mạc, dễ hiểu, thấm thía, ẩn chứa niềm hi vọng lớn lao của cha, hi vọng đứa con sẽ tiếp tục vững bước trên đường đời, tiếp nối truyền thống và làm vẻ vang quê hương.

    - Hai tiếng “nghe con” lắng đọng bao cảm xúc, ẩn chứa tình yêu thương vô bờ bến của cha dành cho con. Câu thơ còn gợi ra một cảnh tượng cảm động đang diễn ra lúc chia li: cha hiền từ âu yếm nhìn con, xoa đầu con và người con ngoan ngoãn cúi đầu lắng nghe lời cha dặn.

    - Ca ngợi những đức tính tốt đẹp của người đồng mình, cha mong con sống có tình nghĩa với quê hương, phải giữ đạo lí “uống nước nhớ nguồn” của cha ông từ bao đời để lại. Hơn nữa, con phải biết chấp nhận gian khó và vươn lên bằng ý chí của mình. Người cha muốn con hiểu và cảm thông với cuộc sống khó khăn của quê hương, tự hào về truyền thống quê hương, tự hào về dân tộc để vững bước trên con đường đời, để tự tin trong cuộc sống.

    3. Kết bài

    Bằng cách diễn đạt giàu hình ảnh của người miền núi, kết hợp hình thức tâm tình, trò chuyện nhẹ nhàng của người cha, Y Phương đã làm nổi bật lên những vẻ đẹp về ngoại hình và phẩm chất của những người con miền núi. Đó là những con người mộc mạc, giàu nghị lực và luôn có ý thức trách nhiệm cao độ đối với công cuộc xây dựng và phát triển quê hương, đất nước.

     

    Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay
Xem bình luận

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com