Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Nghị luận văn học (5,0 điểm) Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trong đoạn trích sau:

Ông nằm vật trên giường vắt tay lên trán nghĩ ngợi vẩn vơ. Ông lại nghĩ về cái làng của ông, lại nghĩ đến những ngày cùng làm việc với anh em. Ô, sao mà độ ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra. Cũng hát hỏng, bông phèng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày. Trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên. Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá... Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa? Những đường hầm bí mật chắc còn là khướt lắm. Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá.

[...]

Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sâm chơi sụi với nhau.

Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư?

Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu... Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên

- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bản nước để nhục nhã thế này.

Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đồn đến thế được. Ông kiểm điểm từng người trong óc. Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà. Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy!... Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được? Mà thằng chánh Bệu thì địch là người làng không sai rồi. Không có lửa làm sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước... Lại còn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương nữa, không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa?...

(Trích Làng, Kim Lân, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2023, tr.162-163, tr.166)


 

Câu 703311: Nghị luận văn học (5,0 điểm) Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trong đoạn trích sau:


Ông nằm vật trên giường vắt tay lên trán nghĩ ngợi vẩn vơ. Ông lại nghĩ về cái làng của ông, lại nghĩ đến những ngày cùng làm việc với anh em. Ô, sao mà độ ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra. Cũng hát hỏng, bông phèng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày. Trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên. Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá... Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa? Những đường hầm bí mật chắc còn là khướt lắm. Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá.


[...]


Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sâm chơi sụi với nhau.


Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư?


Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu... Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên


- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bản nước để nhục nhã thế này.


Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đồn đến thế được. Ông kiểm điểm từng người trong óc. Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà. Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy!... Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được? Mà thằng chánh Bệu thì địch là người làng không sai rồi. Không có lửa làm sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước... Lại còn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương nữa, không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa?...


(Trích Làng, Kim Lân, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2023, tr.162-163, tr.166)




 

Câu hỏi : 703311

Quảng cáo

Phương pháp giải:

Phân tích, tổng hợp.

  • (0) bình luận (0) lời giải
    ** Viết lời giải để bạn bè cùng tham khảo ngay tại đây

    Giải chi tiết:

    * Yêu cầu về hình thức:

    - Bài viết đảm bảo cấu trúc của một bài văn gồm 3 phần:

    + Mở bài: nêu được vấn đề.

    + Thân bài: triển khai được vấn đề.

    + Kết bài: khái quát được vấn đề.

    - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

    * Yêu cầu về nội dung:

    1. Mở bài

    - Giới thiệu khái quát về tác giả và tác phẩm.

    - Nêu vấn đề nghị luận: Tâm trạng ông Hai trước và sau khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.

    2. Thân bài

    a. Tâm trạng ông Hai trước khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc

    - Ông suy nghĩ vẩn vơ, nhớ về những ngày được làm việc, được chiến đầu cùng anh em, niềm vui ấy bật lên thành tiếng “Ô, sao mà độ ấy vui thế!”.

    - Những ngày hoạt động đó khiến ông thấy mình trẻ ra: hát hỏng, bông phèng, …

    - Khao khát được về làng để làm việc với anh em.

    - Nỗi nhớ làng trong ông lại dâng lên mãnh liệt.

    => Ông Hai là một người rất yêu làng và tự hào về truyền thống cách mạng làng mình.

    b. Tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc

    - Từ chỗ đang vui vẻ, phấn khởi vì vừa nghe được tin chiến thắng, tiêu diệt được giặc ở nhiều nơi qua tờ báo thông tin thì niềm vui ấy bỗng chốc vụt tắt khi ông nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc từ những người dân tản cư.

    - Từ giây phút đó, ông chìm vào tâm trạng hoang mang, đau khổ, sợ hãi:

    + Ông lảng ra chỗ khác rồi về thẳng nhà, nằm vật ra giường chứ không chạy sang hàng xóm khoe làng như thường lệ.

    + Ông lo lắng, xót xa, trằn trọc cả đêm:

    + Cho số phận của những đứa con sẽ bị khinh bỉ, hắt hủi vì là trẻ con làng Việt gian;

    + Cho bao nhiêu người làng ở nơi tản cư.

    + Cho tương lai cả gia đình.

    - Rồi ông lại đi kiểm điểm từng người một, tự nói với chính mình làm sao những người ấy có thể thao Tây.

    => Nỗi đau đớn, xấu hổ, nhục nhã cứ thế lan tràn, gặm nhấm tâm can ông.

    - Trong ông diễn ra một cuộc xung đột nội tâm gay và để rồi, tình yêu nước đã lớn hết tất cả để cuối cùng ông đi tới quyết định “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”

    => Ông Hai chính là đại diện cho người nông dân thời chống Pháp, tình yêu nước là tình yêu lớn lao, bao trùm lên tất cả các tình cảm khác. Ông Hai chính là minh chứng cho tấm lòng thủy chung, son sắt với đất nước, với cách mạng.

    c. Nghệ thuật:

    - Xây dựng tình huống truyện đặc sắc

    - Xây dựng tâm lý nhân vật.

    - Sử dụng nhuần nhuyễn các hình thức ngôn ngữ đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.

    3. Kết bài

    Khái quát nội dung giá trị đoạn trích

    Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay
Xem bình luận

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com