Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Học sinh được chọn 1 trong 2 đề sau:

Đề 1:

Cảm nhận của em về tình cảm của nhân vật bé Thu dành cho cha trong tác phẩm Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Từ đó liên hệ với thực tế cuộc sống hoặc với một tác phẩm khác cũng viết về đề tài gia đình để thấy được ý nghĩa của tình cảm gia đình đối với mỗi người.

Đề 2:

Câu lạc bộ Bạn yêu thơ

Góc chia sẻ

Thân gửi các bạn thành viên câu lạc bộ,

Được biết chủ đề sinh hoạt tháng 6 của câu lạc bộ là “Những nhịp tim dành riêng cho thơ”, mình mạnh dạn chia sẻ như sau:

Mình là một học sinh lớp 9. Dù không vô cảm với thơ nhưng mình thấy rất khó khăn trong việc phân tích thơ. Mình mong muốn được các bạn chia sẻ một bài phân tích hay về thơ. Các bạn có thể tự chọn một khổ thơ (hoặc đoạn thơ, bài thơ) để phân tích. Ví dụ phân tích khổ cuối trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu:

“Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo."

Trong bài viết, mình muốn được các bạn chia sẻ thêm về những tình cảm sâu sắc mà thơ ca khơi lên trong các bạn.

Các bạn giúp mình nhé. Mình cảm ơn các bạn rất nhiều!

Trong vai trò là một thành viên câu lạc bộ, em hãy viết bài văn đáp ứng các yêu cầu của bạn trẻ trên.

Câu 703522: Học sinh được chọn 1 trong 2 đề sau:


Đề 1:


Cảm nhận của em về tình cảm của nhân vật bé Thu dành cho cha trong tác phẩm Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Từ đó liên hệ với thực tế cuộc sống hoặc với một tác phẩm khác cũng viết về đề tài gia đình để thấy được ý nghĩa của tình cảm gia đình đối với mỗi người.


Đề 2:


Câu lạc bộ Bạn yêu thơ


Góc chia sẻ


Thân gửi các bạn thành viên câu lạc bộ,


Được biết chủ đề sinh hoạt tháng 6 của câu lạc bộ là “Những nhịp tim dành riêng cho thơ”, mình mạnh dạn chia sẻ như sau:


Mình là một học sinh lớp 9. Dù không vô cảm với thơ nhưng mình thấy rất khó khăn trong việc phân tích thơ. Mình mong muốn được các bạn chia sẻ một bài phân tích hay về thơ. Các bạn có thể tự chọn một khổ thơ (hoặc đoạn thơ, bài thơ) để phân tích. Ví dụ phân tích khổ cuối trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu:


“Đêm nay rừng hoang sương muối


Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới


Đầu súng trăng treo."


Trong bài viết, mình muốn được các bạn chia sẻ thêm về những tình cảm sâu sắc mà thơ ca khơi lên trong các bạn.


Các bạn giúp mình nhé. Mình cảm ơn các bạn rất nhiều!


Trong vai trò là một thành viên câu lạc bộ, em hãy viết bài văn đáp ứng các yêu cầu của bạn trẻ trên.

Câu hỏi : 703522

Quảng cáo

Phương pháp giải:

Phân tích, tổng hợp.

  • (0) bình luận (0) lời giải
    ** Viết lời giải để bạn bè cùng tham khảo ngay tại đây

    Giải chi tiết:

    HS lựa chọn 1 trong 2 đề và làm theo yêu cầu đề bài. Dưới đây, Tuyensinh247.com gợi ý đề số 1.

    * Yêu cầu về hình thức:

    - Bài viết đảm bảo cấu trúc của một bài văn gồm 3 phần:

    + Mở bài: nêu được vấn đề.

    + Thân bài: triển khai được vấn đề.

    + Kết bài: khái quát được vấn đề.

    - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

    * Yêu cầu về nội dung:

    Bài viết đảm bảo những nội dung sau đây:

    1. Mở bài

    - Giới thiệu tác giả: Nguyễn Quang Sáng là nhà văn trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Sinh ra, lớn lên và hoạt động chủ yếu ở chiến trường miền Nam nên các sáng tác của ông hầu như chỉ xoay quanh cuộc sống con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hòa bình.

    - Giới thiệu tác phẩm: Tác phẩm Chiếc lược ngà được viết năm 1966 khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ. Được in trong tập truyện cùng tên.

    - Giới thiệu vấn đề nghị luận: Tình cảm nhân vật bé Thu dành cho cha. Từ đó liên hệ thực tế cuộc sống (hoặc một tác phẩm khác cùng đề tài) để thấy được ý nghĩa của tình cảm gia đình đối với mỗi con người.

    2. Thân bài

    a. Tình cảm nhân vật bé Thu dành cho cha

    * Trước khi bé Thu biết ông Sáu là cha

    - Những tưởng ngày đoàn viên sau 8 năm xa cách phải đầy mừng tủi, hạnh phúc nhưng cô bé lại thể hiện một thái độ khác thường:

    + Trước sự xúc động của ông Sáu, ba bé Thu thì cô bé ngạc nhiên, hoảng sợ, mặt tái đi, bỏ chạy, cầu cứu má. + Những ngày sau đó dù ông dành hết thời gian bên con, yêu thương, chăm sóc nhưng bé Thu vẫn lạnh nhạt, xa lánh thậm chí bướng bỉnh, ngang ngạnh cự tuyệt ông.

    + Cô bé không chịu gọi ông là cha. Những lúc phải nói với ông nó chỉ gọi trống không, bất chấp sự trách móc của mẹ.

    + Lúc khó khăn, nguy cấp khi phải chắt nước nồi cơm vừa to, vừa nặng quá sức mình con bé cũng không chịu nhờ ông Sáu. Nó tự xoay sở để không phải gọi ông là ba.

    + Cô bé còn từ chối sự chăm sóc của ông rất quyết liệt. Nó hất miếng trứng cá ông gắp cho ra khỏi bát làm đổ cả cơm. Lúc ông Sáu không kìm được nỗi đau khổ nên phạt bé Thu, con bé ngay lập tức bỏ sang nhà bà ngoại.

    => Bé Thu hồn nhiên nhưng cũng bướng bỉnh, cá tính. Cô không nhận ông Sáu là ba vì trên mặt ông có vết sẹo, không giống với người ba của cô bé trên tấm hình suốt 8 năm nay. Chính cách chối từ tình cảm của ông Sáu đã cho thấy tình yêu thương thắm thiết của bé Thu giành cho cha mình. Đối với cô bé tiếng gọi cha rất thiêng liêng, không thể tùy tiện và trong hoàn cảnh cho rằng ông Sáu không phải cha mình, Thu nhất quyết cự tuyệt ông.

    b. Sau khi bé Thu biết ông Sáu là cha mình

    - Sau khi nghe bà ngoại giải thích, bé Thu đã trở về nhà trong sáng ngày ông Sáu lên đường về đơn vị. Con bé đã thay đổi hoàn toàn thái độ trong sự ngỡ ngàng của ông Sáu và mọi người.

    + Nó cau có, bướng bỉnh mà buồn rầu và nghĩ ngợi sâu xa.

    + Khi bắt gặp cái nhìn trìu mến, buồn bã của ba đôi mắt nó bỗng xôn xao. Đó là cái xôn xao của sự đồng cảm. Bé Thu nhận ra những tiếc nuối, xót xa, yêu thương trong ánh mắt của ba mình.

    + Đến giây phút cuối cùng, khi ông Sáu cất lời từ biệt con bé mới cất lên tiếng gọi ba xé lòng. Tiếng gọi bị kìm nén suốt 8 năm. Tiếng gọi chất chứa bao tình yêu thương thắm thiết.

    + Không chỉ vậy, nó xô đến ôm chặt lấy ba, hôn ba, hôn lên vết thẹo. Con bé muốn giữ chặt ba, không cho ba đi. Nó lo sợ ba sẽ đi mất. Nó muốn bày tỏ tất cả tình yêu của mình dành cho ba.

    ->Trong khoảnh khắc, mọi khoảng cách với ba bị xóa bỏ. Cô bé không dấu sự gắn bó và tình cảm của mình dành cho ba khiến mọi người xúc động.

    => Miêu tả biến đổi tình cảm của bé Thu, tác giả đã một lần nữa tô đậm tình yêu ba tha thiết. Khi lạnh nhạt cũng như khi quấn quýt, bé Thu đều hướng đến ba mình.

    c. Liên hệ thực tế (hoặc tác phẩm khác cùng chủ đề) để thấy được ý nghĩa của tình cảm gia đình đối với mỗi con người

    Học sinh có thể lựa chọn liên hệ thực tế hoặc liên hệ tác phẩm khác cùng chủ đề để thấy được ý nghĩa của tình cảm gia đình đối với con người. Sau đây là gợi ý.

    - Liên hệ tác phẩm cũng chủ đề: Bếp lửa.

    - Ý nghĩa của tình cảm gia đình đối với mỗi con người:

    + Gia đình là điểm tựa, là nơi mang đến những bình yên, hạnh phúc cho mỗi cá nhân.

    + Gia đình là động lực để mỗi cá nhân phấn đấu.

    + Gia đình là nơi che chở, vỗ về, tiếp thêm sức mạnh để mỗi cá nhân phấn đấu, vượt qua khó khăn, thử thách.

    3. Kết bài

    Tổng kết lại vấn đề.

    Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay
Xem bình luận

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com