Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Phân tích đoạn trích sau:

Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế

được. Ông kiểm điểm từng người trong óc. Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà. Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy!... Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được?Tthằng chánh Bệu thì đích là người làng không sai rồi. Không có lửa làm sao có khói? người ta hơi đâu bịa tạo ra những chuyện  ấy làm gì. Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước... Lại còn bao nhiêu người làng, tan tác

mỗi người một phương nữa, không biết họ đã rõ cải cơ sự này chưa?...

Chiều hôm ấy bà Hai về cũng có vẻ khác. Bà bước từng bước uể oải, cái mặt cúi xuống bần thần. Đôi quang thúng thõng thẹo trên hai mấu đòn gánh. Bà đi thẳng vào trong nhà lúi húi  xếp hàng vào một xó, rồi lẳng lặng ra bậc cửa ngồi ôm má nghĩ ngợi. Trẻ con cũng không đứa nào dám vòi quà.  Trong nhà có cái im lặng thật là khó chịu, không ai dám cất tiếng lên nói, cả đến nhìn nhau họ cũng không dám nhìn nhau nữa.

 (Trích Làng, Kim Lân, SGK Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2020, tr.166)

Câu 703574: Phân tích đoạn trích sau:


Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế


được. Ông kiểm điểm từng người trong óc. Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà. Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy!... Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được?Tthằng chánh Bệu thì đích là người làng không sai rồi. Không có lửa làm sao có khói? người ta hơi đâu bịa tạo ra những chuyện  ấy làm gì. Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước... Lại còn bao nhiêu người làng, tan tác


mỗi người một phương nữa, không biết họ đã rõ cải cơ sự này chưa?...


Chiều hôm ấy bà Hai về cũng có vẻ khác. Bà bước từng bước uể oải, cái mặt cúi xuống bần thần. Đôi quang thúng thõng thẹo trên hai mấu đòn gánh. Bà đi thẳng vào trong nhà lúi húi  xếp hàng vào một xó, rồi lẳng lặng ra bậc cửa ngồi ôm má nghĩ ngợi. Trẻ con cũng không đứa nào dám vòi quà.  Trong nhà có cái im lặng thật là khó chịu, không ai dám cất tiếng lên nói, cả đến nhìn nhau họ cũng không dám nhìn nhau nữa.


 (Trích Làng, Kim Lân, SGK Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2020, tr.166)

Câu hỏi : 703574

Quảng cáo

Phương pháp giải:

Phân tích, tổng hợp.

  • (0) bình luận (0) lời giải
    ** Viết lời giải để bạn bè cùng tham khảo ngay tại đây

    Giải chi tiết:

    * Yêu cầu về hình thức:

    - Bài viết đảm bảo cấu trúc của một bài văn gồm 3 phần:

    + Mở bài: nêu được vấn đề.

    + Thân bài: triển khai được vấn đề.

    + Kết bài: khái quát được vấn đề.

    - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

    * Yêu cầu về nội dung:

    Bài viết đảm bảo những nội dung sau đây:

    1. Mở bài:

    – Giới thiệu tác giả Kim Lân và truyện ngắn Làng: Truyện ngắn “Làng” của Kim Lân đã ca ngợi về tinh thần cách mạng và lòng yêu nước đó của người dân Việt Nam, cụ thể là nói về một người nông dân có tình cảm gắn bó với làng, với quê hương và đất nước sâu sắc.

    - Giới thiệu nội dung cần phân tích: tâm trạng ông Hai khi hay tin làng chợ Dầu theo giặc.

    2. Thân bài:

    a. Khái quát về nhân vật ông Hai:

    – Truyện kể về ông Hai, một người yêu làng và gắn bó với làng, lúc nào ông cũng khoe về làng của mình

    – Ông cứ kể say sưa trong niềm nhớ thương về làng mà không cần biết người nghe có chú ý hay không.

    – Ông tự hào về làng mình từ cơ sở vật chất cho tới cái sinh phần của tổng đốc làng ông, vinh dự vì làng có bề dày lịch sử. Sau cách mạng ông khoe về tinh thần cách mạng của làng ông, ngay cả cụ râu tóc bạc phơ cũng vác gậy đi tập, ông khoe những hố, ụ và hào.

    b. Phân đoạn trích

    – Khi về nhà, ông nằm vật ra giường, đêm đó trằn trọc không ngủ được, ông điểm lại từng người: Ông điểm lại mọi người trong làng nhưng thấy ai cũng có tinh thần cả nên ông vẫn không tin lại có ai làm điều nhục nhã ấy.

    - Ông bắt đầu lo lắng:

    + Lo cho mình và gia đình: “Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian, rồi đây biết làm ăn buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy.”

    + Lo cho bà con trong làng: “Lại còn nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương nữa, không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa?”

    - Vợ của ông trở về nhà cũng buồn bã, trẻ con cũng im lặng, không đứa nào dám vui đùa, nghịch ngợm như mọi ngày.

    => Không gia đình ảm đạm, buồn bã, không dám nói, không dám nhìn nhau.

    => Tâm trạng ông Hai cũng như cả gia đình ông lâm vào trạng thái buồn bã, chán nản, bị ám ảnh, day dứt và mặc cảm với thân phận là người của làng Việt gian bán nước.

    3. Kết bài:

    – Khẳng định giá trị nghệ thuật và nội dung của truyện ngắn: tác giả đã cho người đọc hình dung được một thời kì chống Pháp sôi nổi của nhân dân, tinh thần trung kiên với Cách mạng và một lòng theo Bác, kháng chiến đến cùng

    – Qua diễn biến tâm trạng của ông Hai ta thấy được tình yêu làng sâu sắc và tình yêu nước thiết tha gắn với tinh thần kháng chiến của ông.

     

     

    Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay
Xem bình luận

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com