Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Trong bài thơ Việt Bắc, nhà thơ Tố Hữu viết: “- Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy

Câu hỏi số 706445:
Vận dụng cao

Trong bài thơ Việt Bắc, nhà thơ Tố Hữu viết:

“- Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

- Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay..."

(Trích Việt Bắc - Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên; từ đó, nhận xét tính dân tộc được thể hiện trong đoạn thơ.

Câu hỏi:706445
Phương pháp giải

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

Giải chi tiết

Yêu cầu hình thức:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ vựng, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

I. Giới thiệu chung

- Tố Hữu là lá cờ đầu trong nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Thơ Tố Hữu mang đậm chất trữ tình, chính trị.

- Việt Bắc là đỉnh cao trong thơ Tố Hữu. Bài thơ được viết trong thời khắc chia tay lịch sử của cán bộ với đồng bào Việt Bắc để về tiếp quản Hà Nội.

- Khái quát vấn đề: Khung cảnh và tâm trạng chia tay giữa người dân chiến khu Việt Bắc và cán bộ, chiến sĩ về xuôi. Nhận xét về tính dân tộc được thể hiện trong đoạn thơ.

II. Phân tích

1. Khung cảnh và tâm trạng chia tay giữa người dân chiến khu Việt Bắc và cán bộ, chiến sĩ về xuôi.

- Bốn câu thơ đầu: Nỗi lòng của người ở lại

+ Mượn lời ướm hỏi, người ở lại vừa bộc bạch nỗi nhớ thương vừa thăm dò và đòi hỏi nhớ thương.

+ Nhắc nhở, khơi gợi kỉ niệm về một giai đoạn cách mạng đầy gian khổ mà sâu nặng nghĩa tình.

+ Nhắc nhở và khẳng định Việt Bắc là cội nguồn của mọi thắng lợi, cội nguồn cách mạng.

- Bốn câu sau: Tiếng lòng của người đi.

+ Khẳng định sự đồng cảm, thấu hiểu sâu sắc tâm tư và nỗi lòng của người ở lại.

+ Bày tỏ nỗi lòng bâng khâng nghẹn ngào chẳng thể thốt nên lời trước cảnh chia li. Từ đó khẳng định tấm lòng thuỷ chung son sắt của người về.

+ Bày tỏ tình yêu thiết tha với quê hương, con người Việt Bắc.

- Nghệ thuật:

+ Thể thơ lục bát, lối hát đối đáp, đại từ xưng hô “mình – ta” tạo giọng điệu mượt mà, ngọt ngào, tha thiết. Đại từ phiếm chỉ “ai” tạo tiếng nói đồng vọng trong thơ.

+ Vận dụng khéo léo các biện pháp tu từ: Điệp từ, câu hỏi tu từ, đối, hoán dụ... mở ra thế giới tâm trạng phong phú của chủ thể trữ tình.

+ Nhiều từ ngữ, hình ảnh trong sáng gắn với quê hương Việt Bắc gợi khung cảnh chia li chân thực, gợi cảm.

2. Nhận xét tính dân tộc thể hiện qua đoạn thơ.

Tính dân tộc thể hiện cả ở 2 phương diện nội dung và hình thức của đoạn trích:

- Nội dung:

+ Mượn cuộc chia li giữa người đi và người ở, tác giả đã viết về một vấn đề lịch sử có ý nghĩa trọng đại. Qua đó thể hiện tình yêu quê hương đất nước và nghĩa tình cách mạng thiết tha.

+ Đoạn thơ cũng thể hiện những vẻ đẹp truyền thống văn hoá của dân tộc Việt Nam ta. Đó là truy ền thống về lối

sống giàu yêu thương, nghĩa tình, chung thuỷ.

+ Đoạn thơ còn thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết của con người Việt Nam.

- Nghệ thuật: Tính dân tộc thể hiện trên nhiều phương diện như:

+ Đoạn thơ viết về đề tài quen thuộc: chia ly, tình yêu quê hương đất nước.

+ Vận dụng thể thơ lục bát truyền thống, lối đối đáp, xưng hô mình - ta quen thuộc, đậm màu sắc ca dao.

+ Cách nói giàu hình ảnh, giọng điệu ngọt ngào, giàu nhạc tính, mang chất liệu dân gian.

+ Mượn lối đối đáp, xưng hô “ta- mình” quen thuộc của ca dao nhà thơ đã thể hiện một quan hệ mới: quan hệ giữa

người ở lại - quê hương kháng chiến, cội nguồn cách mạng với người ra đi - hình ảnh biểu trưng cho nhân dân kháng chiến. Đó chính là tình cảm đậm đà thắm thiết giữa đất nước với nhân dân và ngược lại.

- Đánh giá:

+ Đoạn thơ là khúc nhạc dạo đầu cho cuộc chia li lịch sử đầy ắp nỗ i nhớ nhung, yêu thương, sắt son, chung thuỷ giữa người ở và người đi. Là đoạn thơ khơi nguồn cảm xúc và thể hiện cảm xúc chủ đạo của tác phẩm.

+ Đoạn thơ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu.

III. Kết luận

- Khái quát lại vấn đề.

- Giá trị nội dung, nghệ thuật.

Tham Gia Group Dành Cho 2K7 luyện thi Tn THPT - ĐGNL - ĐGTD

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com